Tưng bừng các lễ hội tháng 12

10/05/2017 0 2691

Lễ hội là hoạt động thể hiện rõ nhất những nét văn hóa truyền thống và phong tục tập quán của từng quốc gia, dân tộc. Trên thế giới lễ hội được tổ chức quanh năm với nhiều phong cách đa dạng, độc đáo. Cùng Đất Việt Tour điểm qua những lễ hội đặc sắc nhất diễn ra vào tháng 12 hằng năm tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới:

Những lễ hội tháng 12 ở Việt Nam

Lễ hội Gò Tháp – Đồng Tháp Mười

Năm nay, lễ hội Gò Tháp còn được tổ chức vào ngày 16/3 và 16/11 (âm lịch), tức 18/12 (dương lich). Đây là lễ hội đặc sắc và quy mô nhất của người dân vùng Đồng Tháp Mười.

le-hoi-go-thap-2

Tham dự lễ hội này, du khách sẽ có dịp tham quan các di tích cổ như: Gò Tháp Mười, Tháp Cổ tự, miếu Bà Chúa Xứ,… Sau khi tham gia các nghi lễ, du khách còn được hoà mình vào không khí lễ hội dân gian, chiêm ngưỡng các màn trình diễn nghệ thuật đặc sắc và thưởng thức nhiều loại đặc sản và trái cây của vùng sông nước Nam Bộ.

Lễ hội Mừng lúa mới của người Êđê

Theo phong tục truyền thống của đồng bào Êđê và các dân tộc Tây Nguyên như Gia Rai, Ba Na, Xơ-đăng, M'Nông… hằng năm sau mùa gặt hái, bắt đầu từ cuối tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, dân làng nơi đây sẽ cùng tổ chức lễ hội Mùa xuân hay còn gọi là lễ Mừng lúa mới. Vào dịp này, mọi gia đình đều làm lễ ăn cơm mới để tạ ơn trời đất, thần lúa, tổ tiên cầu mong cho mùa màng bội thu… Sau nghi thức rước hồn lúa, các già làng chủ trì tổ chức cúng lễ trong buôn làng của mình để cầu mưa thuận, gió hòa, mọi người khỏe mạnh.

tay-nguyen

Lễ hội diễn ra trong suốt 7 ngày đêm, không khí khắp các buôn làng càng lúc càng rộn ràng, náo nhiệt, tiếng chiêng, tiếng trống vang cả núi rừng. Trong những ngày lễ hội người Êđê còn có các sinh hoạt văn hóa đặc sắc như kể sử thi, thổi kèn đing năm, đing Ktút, múa chim grứ, hát dân ca… Mừng lúa mới là một phong tục của người Êđê cũng như các dân tộc Tây Nguyên, là dịp để cả cộng đồng nghỉ ngơi, vui chơi, tận hưởng thành quả sau một năm lao động . Lễ hội này còn mang ý nghĩa nhắc nhở mọi người nhớ về cội nguồn và có ý thức bảo vệ thiên nhiên, môi trường,…

Mùa lễ hội ở Nhật Bản

Tháng 12 là mùa lễ hội của xứ sở “mặt trời mọc”, trong đó có 2 lễ hội quan trọng được nhiều người chờ đón nhất.

Chichibu Yomatsuri – Lung linh ánh sáng pháo hoa

Lễ hội đêm Chichibu Yomatsuri được tổ chức thường niên vào 3 ngày đầu tháng 12 tại thành phố Chichibu, Nhật Bản. Đây là một trong những sự kiện nổi bật thu hút du khách từ khắp mọi nơi háo hức đổ về tham dự. Những ai đến dự hội sẽ có dịp thưởng thức nhiều món ăn đặc sản của Nhật Bản và nếm Amazake - một loại rượu gạo ngọt đặc trưng làm ấm lòng du khách vào mùa đông giá lạnh.

chi-chi-bu

Đặc biệt nhất là vào ngày 3/12 du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chiếc thuyền và kiệu rực rỡ tượng trưng cho các vị thần bảo trợ được rước qua khắp các con phố hướng về quảng trường phía trước tòa thị chính. Tiếp đó là màn bắn pháo hoa đầy thú vị lung linh, sáng rực cả một góc trời. Từ xa, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy ánh sáng pháo hoa lấp lánh nhiều màu sắc bao phủ lên bầu trời và những con thuyền được trang trí lộng lẫy.

Lễ hội Ako Gishi-sai

Ngày 14/12 hằng năm, lễ hội Ako Ghishi - sai được tổ chức trên toàn nước Nhật. Lễ hội được bắt đầu từ một câu chuyện vô cùng nổi tiếng trong lịch sử liên quan đến những thủ lĩnh Samurai của người Nhật Bản.

Gishi-sai

Đến dự lễ hội, du khách còn được hòa mình vào dòng người tham gia diễu hành trong trang phục Samurai và Kimono truyền thống. Trong dịp này, những truyền thuyết dân gian Nhật Bản cũng sẽ được tái hiện lại thông qua các vở ca kịch. Đây là cơ hội tốt cho những ai yêu thích và muốn tìm hiểu thêm về văn hóa đặc trưng của xứ sở “Hoa anh đào”. Kinh nghiệm du lịch Nhật Bản

Ấn Độ - Lễ hội Hornbill

Nếu muốn tìm hiểu những nét văn hóa mới lạ, du khách hãy đến với lễ hội Hornbill diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 12 hằng năm ở Nagaland, Ấn Độ.

Naga tribal children in traditional outfit during the annual Hornbill Festival at Kisama, Kohima, Nagaland, India

Đây là một lễ hội vô cùng độc đáo diễn ra ở vùng đồi núi phía tây bắc Ấn Độ, nơi tập trung rất nhiều bộ lạc dân tộc. Tại đây, du khách sẽ vô cùng thích thú trước những món đồ thủ công được làm khéo léo, xem cuộc thi marathon, đua xe địa hình, triển lãm ảnh… Ngoài ra, các màn trình diễn âm nhạc và nhảy múa điêu luyện của cư dân bản địa cũng sẽ làm du khách say mê. Những ai đến đây còn được thưởng thức những món ăn địa phương có ớt Bhoot Jholakia – loại ớt cay nhất thế giới.

Châu Âu rộn ràng mừng lễ Giáng sinh

Giáng sinh là ngày lễ trọng đại của người dân các nước phương Tây. Trước ngày lễ, khắp nơi đã tưng bừng không khí Giáng sinh, mọi người đều lo sửa sang, lau dọn nhà cửa, trang hoàng cây thông Noel thật lộng lẫy. Đêm xuống, tất cả phố xá trở nên tấp nập, nhộn nhịp bởi từng dòng người đổ ra đường vui chơi, hay đến nhà thờ dự thánh lễ.

giang-sinh-2

Nghi lễ mừng Giáng Sinh được tiến hành từ 10 giờ đêm cho tới tận khuya, sau đó ai nấy trở về nhà sum họp cùng gia đình hoặc rủ nhau đến các khu vui chơi để cùng ca hát, khiêu vũ và trò chuyện với bạn bè… Bữa tiệc Giáng sinh ấm áp thường diễn ra vào khuya 24 hoặc sáng ngày 25/12 thật thịnh soạn với rất nhiều món ngon và không thể thiếu bánh ngọt cùng gà tây quay truyền thống. Trên bàn tiệc, hoa, nến, đèn và thiệp mừng được trang trí cầu kỳ, đẹp mắt. Trước bữa ăn, mọi người sẽ cùng nhau mở quà từ những chiếc vớ treo trên cây thông.

giang-sinh-1

Lễ hội đặc biệt này từ lâu đã hiện diện trong đời sống tinh thần của người phương Tây và đã lan truyền rộng ra khắp nơi trên thế giới. Giáng sinh mang đến cảm giác ấm áp, an lành, là dịp để mọi người quây quần, bày tỏ tình yêu thương… Ngoài những lễ hội kể trên, còn rất nhiều lễ hội đặc sắc được diễn ra vào dịp cuối năm trên khắp thế giới. Tùy vào điều kiện và sở thích của mình, du khách hãy lựa chọn một chuyến du lịch giá rẻ phù hợp để có thể tham dự những lễ hội đặc sắc và hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc.

Trúc Linh – Đất Việt Tour

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Thái Lan, Kinh nghiệm du lịch Malaysia, Kinh nghiệm du lịch Trung Quốc

Bình luận bài viết này
Tìm đường