7 lễ hội mùa xuân hấp dẫn nhất tại Thái Lan

05/01/2023 0 1185

Du lịch Thái Lan không những thu hút bởi điểm đến, con người mà còn là những lễ hội sôi động, náo nhiệt. Thông qua những lễ hội ấy người Thái đã tin tế quảng bá văn hóa truyền thống đến du khách.

Du lịch Thái Lan từ tháng 1 - tháng 4 hàng năm bạn sẽ được dịp hòa mình vào không khí lễ hội cũng như tìm hiểu văn hóa truyền thống Thái Lan thông qua những lễ hội đó.

1. Đại lễ phóng tên lửa tự chế Bun Bang Fai (tháng 4 - tháng 6)

Lễ hội Bun Bang Fai hay được biết đến là lễ hội phóng tên lửa tự chế, được tổ chức sôi nổi tại vùng Đông Bắc Thái Lan. Lễ hội này được tổ chức từ tháng 4 đến tháng 6 tùy vào khu vực. Tỉnh Yasothon là điểm hẹn lý tưởng nhất cho bạn hòa mình vào lễ hội này.

Đại lễ phóng tên lửa tự chế Bun Bang FaiBun Bang Fai là lễ hội cầu mưa cửa người Thái. Ảnh sưu tầm

Hầu hết các giả thuyết nói rằng việc bắn tên lửa là một cách cầu mưa đầu năm. Có giả thuyết thú vị cho rằng, chỉ khi các vị Thần đang say đắm trong tình yêu thì mưa sẽ đến. Để khuyến khích các vị thần yêu đương, Người Thái đã bắn những tên lửa bằng tre lên bầu trời như một cách se duyên. 

2. Lễ hội Songkran (tháng 04)

Lễ hội té nước Songkran là lễ hội nổi tiếng nhất tại Thái Lan. Mùa lễ hội thu hút đông đảo du khách du lịch Thái Lan hòa mình cùng đại tiệc té nước. SongKran diễn ra trong 3 ngày từ 13-15/04 hàng năm, được tổ chức nhân dịp Tết cổ truyền của người Thái. 

Lễ hội té nước Songkran là lễ hội mùa xuân lớn nhất của người Thái. Dù là trẻ con hay người lớn đều vô cùng thích thú với hoạt động té nước này. Theo quan niệm của người Thái, nước là yếu tố quan trọng. Hoạt động té nước đầu năm là các gột rửa những xui xẻo, vận đen và đón chào một năm mới nhiều điều may mắn. 

Lễ hội SongkranSongkran - Lễ hội mùa xuân nổi tiếng nhất tại Thái Lan. Ảnh sưu tầm

Ở phần lễ, người Thái sẽ thực hiện nghi thức tắm tượng Phật. Họ đến chùa làm lễ và tắm Phật bằng những chai nước đã chuẩn bị sẵn. 

Ở phần hội, mọi người sẽ thi nhau té nước vào đối phương, trên đường phố hoặc bất kỳ nơi đâu. Bằng bất kỳ dụng cụ nào như: Súng bắn nước, ống nước, xô chậu,... Cùng với đó là các lễ hội âm nhạc, diễu hành quy mô hoành tráng. 

3. Lễ hội Wan Lai (tháng 4)

Lễ hội Wan Lai được tổ chức tại tỉnh Chonburi (tỉnh lỵ giữa Pattaya và BangKok). Lễ hội diễn ra cùng lúc với Songkran, từ 16/04 - 20/04 hằng năm.

Vào những ngày diễn ra lễ hội, người Thái sẽ mang cát đến chùa đóng góp vào việc xây dựng chùa tháp. Người Thái quan niệm rằng hành động này là cách họ trả lại số đất mà họ vô ý mang đi trong suốt 1 năm lễ chùa. 

Lễ hội Wan Lai Lễ hội Wan Lai thể hiện lòng biết ơn của người Thái đến Đức Phật. Ảnh sưu tầm

Tại bãi biển Bang Saen sẽ trưng bày các tác phẩm nghệ thuật bằng cát. Với các hình thù khác nhau, từ các bảo Tháp hay động vật, nàng tiên cá, xe tuk tuk. Bãi biển Bang Saen sẽ biến thành khu trưng bày tác phẩm nghệ thuật bằng cát. Sau khi lễ hội kết thúc, các tác phẩm này được dọn sạch ngay trong đêm. Hành động này như cách họ tuân thủ lời Phật dạy: “Không có gì là vĩnh hằng” 

4. Lễ hội Poy Sang Long (tháng 4)

Lễ hội Poy Sang Long được tổ chức bởi người Shan thành phố Mae Hong Son, miền Bắc Thái Lan. Poy Sang Long là nghi lễ cho những bé trai từ 7-14 tuổi thực hiện các nghi thức báo hiếu cha mẹ. Hành động này tái hiện lại thời thơ ấu của đức Phật Tất Đạt Đa Cồ Đàm (Siddhārtha Gautama)

Lễ hội Poy Sang LongLễ hội Poy Sang Long là thời điểm các cậu bé thực hiện các nghi thức báo hiếu cha mẹ. Ảnh sưu tầm

Các bé trai được tắm rửa sạch sẽ và cạo tóc tại sân chùa. Đầu các cậu bé được bôi bột từ cây thanaka. Sau đó, các cậu bé được trang điểm và mặc trang phục lộng lẫy. Trong ngày thứ 2, người bố sẽ kiệu con trai thực hiện các nghi lễ vì theo luật các bé trai không được để chân chạm đất. 

Sau khi kết thúc 3 ngày diễn ra các nghi lễ, bé trai được thay sang trang phục của nhà sư, quy y tại chùa từ 1-2 tháng tu tập và học giáo lý nhà Phật. Quá trình xuất gia này kết thúc, các cậu bé trở về cuộc sống thường nhật. Đây là nghi thức mang đến danh dự cho mỗi gia đình, vì vậy không ít bậc phụ huynh chấp nhận chờ đợi cho con tham gia lễ hội này.

5. Lễ hội ma Phi Ta Khon (tháng 6)

Lễ hội ma Phi Ta Khon được tổ chức từ ngày 16-18 tháng 6 hàng năm tại huyện Dan Sai, tỉnh Loei, Thái Lan. Vào ngày diễn ra lễ hội, đoàn người diễu hành mặc trang phục sặc sỡ và đội mặt nạ quỷ. Làm cho không khí lễ hội náo nhiệt trên khắp các tuyến phố.

Lễ hội Poy Sang LongNgười dân bày tỏ lòng biết ơn với những linh hồn đã mất qua lễ hội Phi Ta Khon. Ảnh sưu tầm

Lễ hội ma Phi Ta Khon là cách người dân bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những linh hồn luôn bảo vệ và che chở cho cuộc sống của họ. Phi Ta Khon là nét đẹp về văn hóa tín ngưỡng tâm linh mà bạn không thể bỏ qua khi du lịch Thái Lan vào mùa xuân.

6. Tết Nguyên Đán của người Hoa (tháng 1)

Thái Lan không tổ chức Tết Nguyên Đán theo lịch Trung Hoa. Vì vậy, bộ phận người Hoa tại Thái Lan đã tự cho mình 1 ngày nghỉ và tổ chức đón chào năm mới linh đình.

Tết Nguyên Đán của người HoaLễ hội Tết Nguyên Đán tại khu phố Chinatown Bangkok. Ảnh sưu tầm

Vào ngày đầu năm tại khu phố Chinatown Bangkok lại rộn ràng dòng người xuống đường mừng năm mới. Người Hoa tại đây vẫn giữ những lễ nghi ngày Tết như cách bày tỏ lòng biết ơn đến tổ tiên.

7. Lễ hội hoa Chiang Mai (tháng 2)

Lễ hội hoa Chiang Mai được tổ chức tại Chiang Mai vào tháng 2 hằng năm. Chiang Mai và Chiang Rai là 2 tỉnh thành phía Bắc được nhiều du khách biết đến khi đi tour du lịch Thái Lan.

Lễ hội hoa Chiang MaiLễ hội hoa Chiang Mai. Ảnh sưu tầm

Vào mùa lễ hội, những con đường sẽ ngập sắc các loài hoa trên những chiếc xe diễu hành. Công viên Suan Buak Hat là điểm đến lý tưởng cho bạn chiêm ngưỡng các loài hoa trong mùa lễ hội này.

Du lịch Thái Lan luôn biết cách làm thế nào để níu kéo và giữ chân du khách dễ đến khó đi. Lễ hội tại Thái Lan như thỏi nam châm hút khách. Các lễ hội mùa xuân trên khắp các tỉnh thành làm cho văn hóa truyền thống của xứ sở chùa Vàng được biết đến rộng rãi hơn hơn. Book tour Thái Lan giá rẻ ngay hôm nay để trải nghiệm những điều thú vị này.

Đất Việt Tour

>>> Đừng bỏ lỡ:

Bình luận bài viết này
Tìm đường