Đến với chùa Yên Tử - chốn thanh tịnh giữa đất Quảng Ninh

11/05/2022 0 937

Vùng đất mỏ than - Quảng Ninh không chỉ có vịnh Hạ Long, Vân Đồn,... là những địa danh du lịch nổi tiếng, nơi đây còn có nhiều điểm du lịch tâm linh nổi bật. Trong đó, chùa Yên Tử là cái tên được nhắc đến nhiều nhất và cũng là địa điểm hành hương quan trọng của vịnh Bắc Bộ. Vậy có gì tại điểm du lịch tâm linh này? Hãy cùng Đất Việt Tour tìm hiểu ngay bây giờ nhé!

chua yen tu/du-lich-yen-tu

Xem thêm >> 4 địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch tâm linh trong nước

Đôi nét về chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử là cái tên gọi tắt của khu di tích Yên Tử, bao gồm nhiều chùa khác nhau tọa lạc tại ngọn núi Yên Tử ở thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Chùa Yên Tử vừa sở hữu thắng cảnh thiên nhiên, vừa là nơi bảo tồn của rất nhiều động, thực vật quý hiếm, có giá trị. 

phong-canh-nui-yen-tu

Với độ cao 1068m so với mực nước biển, du khách có thể chiêm ngưỡng được rất khung cảnh mây che phủ trắng bầu trời khi đến chùa Yên Tử. Nơi đây đón nhận được một lượng lớn du khách về đây mỗi năm, đặc biệt là vào các ngày lễ lớn. 

canh-quan-yen-tu

Chùa Yên Tử là một điểm di tích có từ lâu đời, được xây dựng từ thời xa xưa. Năm 1299, vua Trần Nhân Tông đến đây tu hành, lấy pháp danh là Hương Vân Đại Đầu Đà và từ đó, nơi đây trở thành trung tâm Phật giáo của Việt Nam. Sau khi Phật hoàng mất, nơi đây trở thành “kinh đô” của thiền phái Trúc Lâm. 

  • Địa chỉ: núi Yên Tử, thôn Nam Mẫu, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh

  • Thời gian mở cửa: từ 5h sáng đến 20h hàng ngày.

Đi Chùa Yên Tử vào mùa nào?

Với các chuyến du lịch tại miền Bắc, bên cạnh danh thắng Tràng An thì chùa Yên Tử cũng rất thu hút khách du lịch. 

Du lịch Quảng Ninh vào mùa nào cũng đẹp nhưng có những mùa sẽ đặc biệt hơn một chút. Từ tháng 10 đến tháng 3 là thời điểm lễ hội Yên Tử được diễn ra, có rất nhiều hoạt động tổ chức. Vì vậy, nếu có cơ hội thì hãy đến với Yên Tử vào thời gian này nhé! 

le-hoi-xuan

Ngược lại, nếu du khách không quá yêu thích sự đông đúc, muốn có một không gian yên tĩnh, thanh bình thì có thể lựa chọn các tháng còn lại. Chùa Yên Tử vẫn rất đẹp và bình yên. 

Đừng bỏ lỡ >>  Tất tần tật về chùa Bái Đính – ngôi chùa lớn nhất Việt Nam

Di chuyển đến chùa Yên Tử 

Di chuyển từ các tỉnh đến Yên Tử

Nếu di chuyển từ Hà Nội, du khách có thể lựa chọn xe máy, ô tô riêng hoặc xe khách để đi đến TP. Uông Bí. Đoạn đường dài khoảng 135km sẽ mất 3 tiếng để di chuyển đến nơi.

Với các tỉnh thành khác, di chuyển bằng máy bay sẽ nhanh chóng hơn. Du khách sẽ bay đến sân bay Vân Đồn, sau đó đi thêm 90km từ Vân Đồn đến Uông Bí. Sau đó, taxi hoặc xe buýt là các phương tiện để di chuyển đến chùa Yên Tử.

Trong khu di tích Yên Tử

  • Đi bộ: nếu du khách muốn được tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ và ngắm nhìn quang cảnh xung quanh thì đi bộ là lựa chọn hợp lý nhất. Tuy nhiên, đường núi dài khoảng 6km, khá vất vả, cần đảm bảo sức khỏe tốt. 

  • Cáp treo: hệ thống cáp treo đến chùa Yên Tử vô cùng hiện đại với chiều dài khoảng 1,2km ở độ cao 450m. Du khách có thể tham khảo giá vé cáp treo dưới đây:

    • Toàn tuyến: 350.000/ người/ khứ hồi

    • Chiều xuống: 280.000/ người/ khứ hồi

    • Một chiều: 200.000/ người

Đối với trẻ em cao dưới 1,2m, thương binh, tăng ni và người già trên 70 tuổi sẽ được miễn phí vé cáp treo. 

Đến chùa Yên Tử tham quan những gì?

Chùa Trình

chua yen tu/chua-trinh

Ngôi chùa này được xây dựng từ thời Hậu Lê với kiến trúc hình chữ Nhất và có tuổi đời khoảng 400 năm. Sau khi được tu sửa, chùa Trình được mở rộng và xây dựng khang trang để đón khách du lịch. Đây cũng là điểm bắt đầu và kết thúc của chuyến hành trình khám phá Yên Tử. 

Chùa Lân

chua-lan-yen-tu

Chùa Lân còn có tên gọi là Thiền Viện Trúc Lâm Yên Tử. Xưa kia, vua Trần Nhân Tông đã thuyết pháp giảng kinh tại đây. Chùa Lân cũng đóng góp vai trò quan trọng trong hệ thống chùa tháp của Thiền phái Trúc Lâm. Ngôi chùa đã bị hư hại do chiến tranh tàn phá trong quá khứ, đến năm 2002 thì được xây dựng lại. 

Chùa Hoa Yên

chua_hoa_yen

Tọa lạc tại độ cao 516m so với nước biển, chùa Hoa Yên hay chùa Cả là ngôi chùa đẹp nhất, lớn nhất và cổ nhất trong khu di tích Yên Tử. Hai bên đường vào chùa có hàng tùng đã 700 năm tuổi, phía trước là Huệ Quang Kim Tháp và có hơn 40 ngôi tháp lớn nhỏ. 

Chùa Đồng Yên Tử

chua-dong-yen-tu

Chùa Đồng nằm ở vị trí cao nhất và là ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á. Ở chùa Đồng, có thể ngắm quang cảnh xung quanh là mây trời hòa quyện cùng không khí vô cùng mát mẻ, trong lành. Nhiều du khách đến đây để bày tỏ tấm lòng và cầu mong những điều tốt đẹp đến với gia đình, bạn bè và người thân. 

Cổng trời - Bia Phật 

cong-troi-Yen-Tu

Tại địa điểm này, du khách sẽ bất ngờ trước các phiến đá trầm tích to lớn, được sắp xếp vô cùng tự nhiên, tạo nên một khung cảnh hùng vĩ khó quên. Trong đó có một phiến đá lớn dựng lên và có ghi chữ “A Di Đà Phật - Tứ Tự Hồng Danh”, đây chính là Bia Phật. 

Suối giải oan 

suoi-giai-oan

Nơi đây gắn liền với câu chuyện của các cung nữ đã tự tử để ngăn vua Trần Nhân Tông đi quy y cửa Phật. Vì quá đau lòng khi vua không trở về, các cung nữ đã thả mình xuống dòng suối. Từ đó, nơi đây có tên Giải Oan nhằm giải oan, siêu thoát cho những cung nữ kia. 

*Lưu ý: 

  • Chùa là một nơi nghiêm trang, du khách nên lựa chọn các trang phục lịch sự, kín đáo, tránh hở hang, gây phản cảm khi vào những nơi trang nghiêm nhé!

  • Nên chuẩn bị áo khoác khi đi du lịch Yên Tử vào mùa xuân do thời tiết lúc này còn khá lạnh. Nếu có ý định đi bộ lên chùa Yên Tử, hãy chọn các đôi giày thể thao êm ái để không bị đau chân khi di chuyển quá nhiều.

Xem thêm >>> Khám phá những điểm đến xịn xò trong tour du lịch 1 ngày miền Bắc

Mua gì làm quà khi đi du lịch Yên Tử?

Bên cạnh các đặc sản Quảng Ninh quen thuộc, dưới đây là một số món có thể mua về làm quà cho bạn bè, gia đình:

Rượu mơ Yên Tử: Mơ là một loại quả có tác dụng rất tốt với sức khỏe con người. Rượu mơ Yên Tử tùy thuộc vào người làm và nguyên liệu sẽ cho ra vị khác nhau, nhưng nhìn chung là có mùi mơ thơm và vị ngọt dịu của mật ong.

Măng trúc Yên Tử: Đặc sản Yên Tử chính là măng trúc, được chế biến đa dạng món từ chiên, xào, hấp, luộc,... Măng trúc Yên tử có vị ngọt, không hăng, khác với các loại măng còn lại. Đến Yên Tử, đặc biệt vào mùa lễ hội nên thưởng thức món ăn này. 

mang-truc-yen-tu

Bánh tài lồng ệp: Với nhiều tên gọi khác nhau, đây là đặc sản của người Sán Dìu tại Quảng Ninh. Để làm ra được một cái bánh tài lồng ệp phải mất khá nhiều công đoạn và thời gian. Thành phẩm bánh có màu vàng nâu, mùi thơm vừa ngọt vừa thơm của gừng và đường phèn. 

Trên đây là các thông tin về chùa Yên Tử, điểm đến không thể bỏ qua khi đi du lịch Quảng Ninh. Nếu du khách cần thêm các thông tin về tour du lịch trong nước giá tốt, hãy liên hệ 1800 6700 để được Đất Việt Tour hỗ trợ tư vấn ngay hôm nay nhé!

Đất Việt Tour
Tham khảo >> Tour du lịch Hà Nội | Lào Cai | Sapa | Ninh Bình | Vịnh Hạ Long (5N4Đ)

Bình luận bài viết này
Tìm đường