Ghé thăm Làng nghề truyền thống Bình Định nơi lưu giữ nét đẹp miền đất Võ

31/05/2022 0 2591

Du lịch Quy Nhơn - Bình Định trước nay nổi tiếng với các địa điểm như: Kỳ Co - Eo Gió, Hòn Khô, Làng chài Quy Nhơn,... Ngoài ra, làng nghề truyền thống Bình Định là điểm đến du lịch văn hóa không thể bỏ qua. Các làng nghề truyền thống là nơi lưu giữ cái hồn của miền đất Võ. Cùng Đất Việt Tour tìm hiểu 8 làng nghề truyền thống nổi tiếng khi du lịch Bình Định ngay bây giờ.

lang-nghe-truyen-thong-binh-dinh

Làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá Cù Lâm

Làng nghề nằm ở đâu?

Làng nghề truyền thống rượu Bàu Đá Cù Lâm thuộc thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn. Rượu Bàu Đá là đặc sản Bình Định thuộc top 10 loại rượu nổi tiếng nhất Việt Nam.

lang-nghe-ruou-bau-da-binh-dinhCổng Làng nghề Rượu Bàu Đá Cù Lâm

Người xưa kể lại, việc lấy nước ở Bàu Đá nấu rượu phục vụ cho quân lính bắt nguồn từ thời Tây Sơn. 

Sự nổi tiếng của làng nghề truyền thống Bình Định - rượu Bàu Đá còn nằm ở phương pháp nấu thủ công. Để có một nồi rượu thơm ngon, mỗi mẻ cần 5 kg gạo, nấu đúng 6 tiếng và chỉ cất được từ 2,5 - 3 lít rượu. 

Các hoạt động khi ghé thăm làng nghề rượu Bàu Đá

Đến làng nghề, bạn có thể tham quan ngẫu nhiên một hộ dân nào. Vì người dân trong làng đều nấu rượu và rất thân thiện đón tiếp du khách. 

Những câu chuyện thăng trầm về nghề và làm nghề, ngồi xuống nhâm nhi ly rượu quý. Tất cả sẽ làm bạn chậm lại vài nhịp khi tham quan làng nghề.

Làng nghề Bánh tráng Trường Cửu

Vị trí làng nghề

Thôn Trường Cửu, xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km về hướng Tây Bắc. 

lang-nghe-banh-trang-truong-cuu-binh-dinhLàng nghề Bánh tráng Trường Cửu - Bình Định

Trải nghiệm gì khi đến làng nghề

Khi du lịch trải nghiệm tại đây, bạn có thể tìm hiểu về hai hình thức sản xuất: Thủ công và máy móc. Sự giao thoa giữa nét truyền thống và công nghệ hiện đại đã vực dậy các làng nghề truyền thống Bình Định. Tăng thu nhập cho các hộ dân.

Dạo một vòng làng nghề truyền thống, những người thợ mang từng vỉ bánh tráng ra phơi nắng. Bánh tròn, bánh vuông, bánh mè,... Tất cả tạo nên một khung cảnh đặc trưng của làng nghề bánh tráng Trường Cửu.

lang-nghe-banh-trang-truong-cuu-binh-dinh-1Khung cảnh đặc trưng của Làng nghề Bánh tráng Trường Cửu

Bạn nên ghé thăm làng nghề vào buổi sáng vì đây là thời gian bánh ra lò, dễ dàng bắt được nhiều khoảnh khắc đẹp. 

Làng nghề Bún Song Thằn An Thái

Làng nghề tọa lạc ở đâu?

Làng nghề bún Song Thằn thuộc thôn An Thái, xã Nhơn Phúc, thị xã An Nhơn. Xưa kia, bún Song thằn là sản vật tiến vua. Ngày nay, bún Song Thằn được biết đến như một thức quà đặc biệt vùng đất Võ trứ danh.

bun-song-than-an-thai-binh-dinhLàng nghề Bún Song Thằn An Thái (nguồn: VnExpress)

Làng nghề Bún Song Thằn có gì đặc biệt

Làng nghề bún Song Thằn là làng nghề truyền thống lâu đời tại Bình Định. Bún Song Thằn có nguyên liệu chính là đậu xanh, cùng công thức gia truyền đã tạo nên hương vị đặc biệt cho sợi bún.

bun-song-than-an-thai-binh-dinh-1Làng nghề Bún Song Thằn (Nguồn: VnExpress)

Trải qua bao đời làm nghề, phương thức sản xuất đã có phần thay đổi nhờ vào việc áp dụng máy móc. Không vì thế mà bún Song Thằn mất đi hương vị đặc trưng của mình.

3 làng nghề kể trên có vị trí gần kề nhau, bạn có thể ghé thăm 3 làng nghề truyền thống này cùng một lúc.

>>> Xem thêm: Cù Lao Xanh - Vẻ Đẹp Tiềm Ẩn Của Miền Đất Võ

Làng nghề truyền thống gốm Vân Sơn

Địa chỉ: Làng gốm Vân Sơn thuộc xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 40km về phía Tây. 

Lịch sử làng nghề

Làng gốm Vân Sơn là làng nghề cổ nhất của tỉnh Bình Định chuyên sản xuất gốm đất nung. Với những sản phẩm phục vụ đời sống thường ngày như chậu, nồi, niêu, ấm, lò…

lang-nghe-gom-van-son-binh-dinhLàng nghề gốm cổ nhất tại Bình Định - Gốm Vân Sơn

Làng gốm Vân Sơn thừa hưởng kỹ thuật sản xuất gốm của người Chăm. Trải qua hàng trăm năm lịch sử, Gốm Vân Sơn vẫn mang nét đẹp trầm ấm, thuần màu gạch tháp.

Hoạt động du lịch tại làng nghề

Khi đến đây, du khách được nghe kể về thăng trầm làm nghề. Khi mà ở thế kỷ 21, đồ đất nung không có quá nhiều chỗ đứng trên thị trường. Dù vậy những người thợ vẫn tần tảo sớm hôm gìn giữ nghề cổ độc nhất này.

Ngoài ra, bạn còn có thể tham gia hoạt động làm gốm khi ghé thăm làng nghề.

Làng nón ngựa Phú Gia

Nhắc tới làng nghề truyền thống Bình Định không thể không nhắc đến làng nón ngựa Phú Gia. Tọa lạc ở thôn Phú Gia, xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Làng nón ngựa Phú Gia đã tồn tại hơn 300 năm. 

lang-non-ngua-phu-giaLàng nón ngựa Phú Gia đã tồn tại hơn 300 năm

Làng nón ngựa Phú Gia có gì đặc biệt?

Sở dĩ có tên gọi là nón ngựa Phú Gia bởi loại nón này xưa kia được vua quan hay dùng khi cưỡi ngựa đi công việc. Kỹ thuật làm nón khá phức tạp, hoa văn tỉ mỉ và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. 

Ngày nay, để phù hợp với thời đại, các hoa văn được thêu trên nón được đơn giản hóa. Tuy vậy, nón ngựa Phú Gia vẫn mang giá trị và tính thẩm mỹ cao.

lang-non-ngua-phu-gia-1

Có 2 kiểu dáng nón và tùy thuộc vào nhiều yếu tố để xác định giá thành của nón. Chiếc nón có giá đắt nhất là 33 triệu đồng vì là bảo vật gia truyền, giá trị lịch sử cao. Chiếc nón này cũng là loại đắt nhất cho đến nay.

Làng nghề Nón Lá Gò Găng

Làng nghề làm nón lá Gò Găng trải khắp các làng Bình Đức, Tân Đức, Tân Nghi, Vĩnh Phú, Châu Thành, Phú Thành, Kiều An,… Ở phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn.

Giới thiệu về làng nghề nón lá Gò Găng

Chiếc nón Gò Găng là sự kết hợp hài hòa giữa nón bài thơ xứ Huế và nón ngựa ngày xưa. Kỹ thuật làm nón lá đơn giản, giá thành rẻ hơn nên được binh lính thời xưa hay dùng. 

non-la-go-gang-binh-dinhLàng nghề Nón Lá Gò Găng

Có thể nó, chiếc nón lá Gò Găng gắn liền với những chiến công hiển hách cả triều đại Tây Sơn oai hùng. Hiện nay, làng được tỉnh đầu tư và phát triển gắn với du lịch để người dân làng nghề có cuộc sống ổn định hơn. 

Làng nghề chiếu cói Hoài Châu Bắc

Làng chiếu cói xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng nghề giáp với tỉnh Quảng Ngãi và cách thành phố Quy Nhơn 100km về phía Bắc. 

Thông tin về làng chiếu cói Hoài Châu Bắc

Làng chiếu cói đã tồn tại qua 4 thế kỷ, đến nay cả thị xã Hoài Nhơn có hơn 100 hộ dân mưu sinh với nghề. Làm chiếu cói phải trải qua nhiều công đoạn: Thu hoạch cói, nhuộm màu, phơi nắng, dệt chiếu,... 

lang-chieu-coi-binh-dinh-2Làng nghề Chiếu cói Hoài Châu Bắc

Nhờ vào việc áp dụng máy móc vào sản xuất, sản lượng chiếu tăng gấp 3 lần/ngày. Hỗ trợ các hộ dân có thu nhập ổn định, xem việc làm nghề và giữ nghề là công việc chính.

Làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri

Cách thành phố Quy Nhơn 80km, làng nghề dệt thổ cẩm Hà Ri thuộc xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Làng nghề dệt thổ cẩm là nơi lưu giữ truyền thống của người Ba Na ở Bình Định.

Nét đẹp của người Ba Na xứ Nẫu

Hầu như tất cả các công đoạn dệt thổ cẩm đều thuần tự nhiên và thủ công. Nguyên liệu chính dệt vải là cây bông và cây gai. Nguyên liệu được trồng vào tháng 3 - 4 và thu hoạch vào tháng 8 - 9. Quả bông được đem đi phơi khô và kéo sợi. 

Với nguyên liệu là cây gai sẽ cạo bỏ lớp vỏ ngoài, đập dẹp, xé nhỏ, xoắn 2 - 3 sợi và đem ngâm với nước vo gạo cho kết lại. Thuốc nhuộm vải có nguồn gốc từ củ, vỏ cây. 

lang-nghe-det-tho-cam-ha-ri-2Họa tiết thổ cẩm Hà Ri

Đường nét hoa văn tinh tế, mang đậm nét truyền thống của người đồng bào Bana. Với màu đen là màu chủ đạo kết hợp với các hoa văn đỏ, vàng, xanh tạo nên sự tương phản rõ rệt, đặc trưng.

Đến đây, du khách sẽ đắm chìm vào khung cảnh người đồng bào Bana chăm chỉ làm việc bên khung dệt, những tấm vải thổ cẩm tô điểm sắc cho vùng núi rừng Vĩnh Thạnh.

Một số lưu ý khi du lịch các làng nghề truyền thống Bình Định

  • Bạn nên tham quan làng nghề vào buổi sáng. Đây là khoảng thời gian làm việc chính, dễ dàng chụp được nhiều khoảnh khắc đẹp.

  • Hoạt động du lịch các làng nghề truyền thống Bình Định chưa được phát triển mạnh. Bạn hãy mua một ít sản phẩm của làng nghề như một cách để ủng hộ làng nghề nhé!

  • Vì đang trong quá trình phát triển du lịch nên tốt nhất bạn nên đi theo tour để hiểu rõ về các làng nghề truyền thống.

  • Bạn có thể xin tá túc lại nhà người dân trong làng để có thể hiểu rõ hơn các hoạt động của người dân trong làng,...

Trên đây 8 làng nghề trong tổng số 60 làng nghề truyền thống Bình Định. Nếu Quý khách quan tâm đến những điểm đến du lịch Quy Nhơn, tìm hiểu về làng nghề truyền thống Bình Định. Vui lòng liên hệ đến hotline của Đất Việt Tour 1800 6700 để được nhân viên Chúng tôi tư vấn miễn phí.

Đất Việt Tour

>>> Đừng bỏ lỡ: Quy Nhơn | Phú Yên | Đảo Kỳ Co | Eo Gió (3N2Đ)

Bình luận bài viết này
Tìm đường