Ghé thăm Ung Hòa Cung - ngôi chùa Tây Tạng ở Bắc Kinh
30/08/2024 0 869Dạo quanh các địa điểm du lịch Bắc Kinh là một phần không thể bỏ qua trong chuyến hành trình du lịch Trung Quốc. Được biết đến với nền ẩm thực đa dạng, các điểm đến thú vị, nét đặc trưng về văn hóa sẽ khiến du khách không thể rời bước. Nổi bật về kiến trúc độc đáo không thể không nói đến ngôi chùa Ung Hoà Cung. Hãy để Đất Việt Tour cùng bạn khám phá ngay với hành trình đến thành phố này.
Đôi nét về ngôi chùa Ung Hoà Cung
-
Địa chỉ: 12 Yonghegong Ave, quận Đông Thành, TP. Bắc Kinh, Trung Quốc.
Chùa Ung Hòa Cung hay được gọi là chùa La Ma (Lạt Ma) được xây dựng vào năm 1694 tại quận Đông Thành, Bắc Kinh. Ngôi chùa mang đậm nét cổ kính là sự kết hợp giữa phong cách Hán - Tạng từng là nơi ở của các quan trong triều đại nhà Thanh.
Ban đầu nơi đây là phủ đệ của Ung Chính Đế - người con thứ hai của triều Thanh. Sau khi lên ngôi vào năm 1722, ông đã dời vào cung điện và chỉ dành một nửa ngôi chùa làm hành cung. Một nửa còn lại, ông ban tặng cho Lạt Ma của Hoàng giáo, từ đó chính thức trở thành nơi thờ tự và tu hành của Phật giáo Tây Tạng.
Ngôi chùa này cũng là nơi vua Càn Long được hạ sinh. Là vị vua nổi tiếng trong sử sách Trung Quốc về sự thông minh, tài giỏi. Năm 1744, ông đã quyết định cho tu sửa ngôi chùa này thành chùa phật giáo của Hoàng gia.
Từ quyết định này ngôi chùa đã trở thành nơi có quy cách cao quý nhất trong lịch sử Trung Quốc. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, cùng với nhiều lần trùng tu nhưng ngôi chùa vẫn giữ được nét uy nghiêm, cổ kính cho đến ngày nay.
Ung Hòa Cung - Chùa Tây Tạng ở Bắc Kinh (Ảnh: Sưu tầm)
Du lịch Bắc Kinh - Khám phá Kiến trúc của ngôi chùa Phật giáo
Khi đến tham quan du khách sẽ cảm nhận được nét kiến trúc độc đáo là sự pha trộn giữa nét đặc sắc các dân tộc Mông Cổ, Hán Mãn và Tây Tạng. Kiến trúc được xây cân đối gồm 03 tòa chính và 05 gian hợp tổ thành gồm: Ung Hòa cung Đại điện (Đại Hùng Bảo điện), Vĩnh Hựu điện, Pháp Luân điện, Vạn Phúc Các hợp thành không gian hoành tráng, bên ngoài tả hữu Đông Tây phối điện, Tứ Học điện, Giảng kinh điển, Mật Tông điện, Số Học điện, Dược Sư điện.
Các tòa có quy mô to lớn, đồ sộ và tráng lệ đã làm du khách không thể rời mắt khi tham quan tại đây. Sự kết hợp giữa hai gam màu đỏ và vàng thể hiện cho sự quyền quý và thịnh vượng của tầng lớp quý tộc. Bên trong được chia thành nhiều gian để thờ Phật.
Nét kiến trúc độc đáo tại chùa (Ảnh: Sưu tầm)
Ung Hòa Cung nơi lưu giữ những kỷ vật nổi tiếng
Khi đặt chân đến ngôi chùa này, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bảo vật được xem là “ba tuyệt” ở nơi đây.
La Hán ở hậu điện Điện Pháp Luân
Một tuyệt là núi cao gần 4 mét, dài hơn 3 mét, được điêu khắc bằng gỗ đàn hương. Tương truyền rằng nếu ai thành tâm khấn đủ 3 vái sẽ được che chở và gieo duyên lành.Trải qua thời gian thăng trần của chiến tranh, ngày nay La Hán trên núi chỉ còn 449.
La Hán ở hậu điện Điện Pháp Luân (Ảnh: Sưu tầm)
Tượng phật ở Vạn Phúc Các
Hai tuyệt là Vạn Phúc Các (Lầu Đại Phật) là tòa lầu cao nhất tại chùa. Tòa lầu cao hơn 30 mét, nhìn bên ngoài thì có vẻ là giống lầu 3 tầng nhưng bên trong không có sàn ngăn cách. Ở giữa chính là tượng phật Di Lặc cao 26 mét, nặng gần 100 tấn là tượng độc mộc điêu khắc lớn nhất Thế giới.
Phật gỗ đàn ở Lầu Chiếu Phật
Ba tuyệt là Tượng phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng được đặt tại Lầu Chiếu Phật được đỡ bằng hai cột gỗ có điêu khắc 99 con rồng xung quanh. Chính giữa là tượng phật Như Lai nhỏ hơn với ý nói Phật Di Lặc cứu độ chúng sinh là vị Đại Phật lớn hơn, cao hơn Phật Như Lai.
Tượng Phật ở lầu Chiếu Phật (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài “ba tuyệt ” nói trên , những kiến trúc và trang trí của ngôi chùa Phật giáo này đều có đặc điểm riêng như Điện Pháp Luân là kiến trúc hình chữ thập, đỉnh Điện xây dựng 5 tháp mạ vàng.
Trong chùa có Bia đá, văn bia “Lạt Ma Thuyết” do Hoàng đế nhà Thanh viết bằng tiếng Hán, Mãn, Mông Cổ và Tạng về cội nguồn của Lạt Ma giáo và chính sách của nhà Thanh đối với Lạt Ma giáo…
Năm 1981 chùa đã được mở cửa cho đến nay, hàng năm có hàng trăm nghìn lượt khách du lịch trong và nước ngoài đến để thắp hương, tham quan du lịch...Hiện nay Ung Hòa Cung không những là trung tâm phật giáo Tây tạng,bảo tàng nghệ thuật mà còn là nơi lưu giữ và truyền bá những giá trị văn hóa, tâm linh quý báu.
Ngôi chùa Phật giáo thu hút khách du lịch (Ảnh: Sưu tầm)
>>> Xem thêm tại: [Bỏ Túi] Bí Kíp Du Lịch Trung Quốc Tháng 9 Mới Nhất
Những câu hỏi thường gặp khi viếng thăm chùa
1. Thời gian mở cửa và giá vé tham quan
-
Thời gian mở cửa:
-
Mùa hè: 9:00 – 17:00
-
Mùa đông: 9:00 – 16:30
-
-
Giá vé: 30 Nhân dân tệ (khoảng 105.000 VND).
2. Phương tiện di chuyển
Khách du lịch có thể lựa chọn các phương tiện công cộng như:
-
Tàu điện ngầm: Tuyến 2, đi đến ga Lama Temple (雍和宫站 – Yōnghé gōng zhàn).
-
Xe buýt: Tuyến 14, 43, 53, 111, 117, 529, 630, 802 đến trạm dừng Lama Temple (雍和宫站 – Yōnghé gōng zhàn).
3. Lưu ý khi tham quan tại chùa
-
Trang phục lịch sự, kín đáo.
-
Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi.
-
Tại khu vực cấm không được chụp ảnh.
-
Tôn trọng văn hóa và tín ngưỡng của người dân địa phương.
4. Những trải nghiệm du lịch thú vị
-
Tham quan, chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo của Ung Hòa Cung.
-
Tìm hiểu về văn hóa - lịch sử Phật giáo Tây Tạng.
-
Chiêm bái Phật, cầu bình an,...
-
Mua quà lưu niệm tại các quầy trong khu vực.
Trải nghiệm thú vị ở Ung Hòa Cung (Ảnh: Sưu tầm)
Mong rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có được những trải nghiệm tuyệt vời khi đến du lịch Bắc Kinh. Liên hệ với Đất Việt Tour qua tổng đài miễn phí 1800 6700 để được tư vấn chi tiết về các thông tin du lịch phù hợp với nhu cầu của bạn.
Đất Việt Tour
Gợi ý tour du lịch Bắc Kinh siêu hot: