Khám phá mùa thu - Mùa lễ hội của Nhật Bản

18/10/2022 0 985

Du lịch Nhật Bản trong khoảng thời gian từ tháng 9 - tháng 11, du khách sẽ được khám phá mùa thu - Mùa lễ hội của Nhật Bản. Bên cạnh đó, khách du lịch không chỉ được ngắm nhìn sự thay đổi của tự nhiên, mà còn được tham ra các lễ hội vô cùng náo nhiệt tại nơi đây. Hãy để Đất Việt Tour mách bạn các lễ hội lớn và không thể bỏ qua ở “xứ sở hoa anh đào” nhé!

Nhật Bản tiết trời thu

Nếu hỏi người Nhật Bản thích mùa nào nhất, đa số họ sẽ trả lời là mùa thu. Họ cho rằng mùa này là mùa đẹp nhất trong một năm, bởi những cơn bão đã đi qua, những đợt gió mới thổi tới mang theo cái se lạnh đầu đông, thiên nhiên êm đềm hơn. Cảnh vật tự nhiên cũng dần thay đổi, những rừng cây phong thay lớp lá xanh tươi của mùa hạ và khoác lên mình chiếc áo mới với màu đỏ rực rỡ của sắc thu.

Đây giống như là mùa giải trí, thư giãn của người dân Nhật Bản. Mùa của hạt dẻ rơi đầy núi, những trái lê mọng nước, những chùm hồng ửng đỏ chín trĩu cành. Khoảng thời gian khí hậu ổn định, mát mẻ và để họ tận hưởng bên cạnh gia đình, người thân, bạn bè cùng tham gia các lễ hội lớn và không kém phần đặc sắc trong năm.

Các lễ hội không thể bỏ qua khi du lịch mùa thu ở “ xứ Phù Tang”

1.Lễ hội lửa Kurama - Đền Yuki, Kyoto

Tại tỉnh Kyoto, đền Yuki - Jinja của ngôi làng miền núi Kurama vào ngày 22 tháng 10 hàng năm sẽ diễn ra một trong những lễ hội lớn nhất mùa thu tại Nhật Bản. Đó là lễ hội lửa Kurama với hơn 1100 năm lịch sử.

lễ hội lửa kurama

Ảnh lễ hội Kurama (Nguồn: Sưu tầm)

Lễ hội là phong tục được kế thừa qua các thế hệ nơi đây để tưởng nhớ và cảm tạ thần Yukimojin đã phù hộ, cứu giúp đỡ dân chúng khỏi chiến tranh, loạn lạc. Đích thân thiên hoàng Suzaku ( 923 - 952) đã dẫn đầu đoàn mời tế và thực hiện các đúng với các nghi lễ. Để mời thần Yukimojin và các vị thần khác tới ngôi đền mới, người dân đã đốt lửa dọc đường đi để dẫn lối. Từ đó, nghi thức đốt lửa trong ngày lễ Kurama ra đời.

Nếu các lễ hội khác diễn ra vào buổi sáng, đến 18:00 tối lễ hội mới chính thức bắt đầu. Bất kể thời tiết ra sao, người tham gia diễu hành đều phải mặc trang phục truyền thống từ thế kỉ thứ X là khố và váy bện quanh eo. Hơn 250 ngọn đuốc sẽ được đốt sáng rực cả lối đi từ chân cổng vào đền. Trẻ em cầm những ngọn đuốc nhỏ, còn đàn ông trưởng thành sẽ cùng nhau khiêng ngọn đuốc nặng hơn 100kg. 

lễ hội lửa kurama

Ảnh lễ hội Kurama (Nguồn: Sưu tầm)

Tiếng trống Taiko rộn rã cùng với tiếng hô vang "Saireya sairyo!" (Chúc bạn một buổi lễ tốt lành!). Tất cả tạo nên một buổi lễ hội văn hoá dân gian đầy sống động, rộn ràng giữa cái hiện đại của thế kỉ XXI. Trước kia, lễ hội cũng là nghi thức trưởng thành cho các bé trai trong vùng. Còn ngày nay, các bé gái cũng được tham gia do dân số ở Kurama ngày càng suy giảm.

Khám phá thêm tour du lịch Nhật Bản >>> Nhật Bản: Kobe | Osaka | Kyoto | Nagoya | Yamanashi | Tokyo (Bay Vietnam Airlines)                         

2.Lễ hội rước kiệu Takayama Matsuri - Tam đại lễ hội ở Nhật Bản

Lễ hội Takayama được tổ chức lần đầu tiên cách đây 350 ở núi Hida, tỉnh Gifu. Lễ hội được tổ chức 2 lần vào 2 mùa khác nhau trong một năm. Mùa xuân, lễ hội được tổ chức để cầu cho một mùa màng bội thu, diễn ra vào ngày 14 - 15/4 hàng năm. Còn vào mùa thu, trong 2 ngày 9 - 10/10 để tạ ơn thần linh. Trong lễ hội mùa thu ( Lễ hội Hachiman), 11 chiếc kiệu rước sẽ thắng tiến đến đền Sakurayama Hachiman Jingu.

kiệu rước  takayama

Ảnh kiệu rước (Nguồn: Sưu tầm)

Không phải tự dưng mà lễ hội được gọi là một trong “ Tam đại lễ hội Hikiyama” cùng với lễ hội Gion Matsuri của Kyoto và Chichibu Yomatsuri của Saitama. Khi tham gia lễ hội, du khách sẽ được chiêm những chiếc kiệu vô cùng nguy nga và lộng lẫy. Choáng ngợp  với đoàn diễu hành, dàn rước kiệu tráng lệ với trên dưới 100.000 người

lễ hội takayama đêm

Lễ hội takayama về đêm ( Nguồn: Sưu tầm)

Mang trong mình 2 sắc thái độc đáo, đối lập nhau, màn đêm buông xuống, lễ hội Takayama mang vẻ đẹp lung linh, đầy mê hoặc. Những chiếc kiệu Hikiyama được tô điểm với hàng trăm lồng đèn thắp sáng dọc 2 bên soi bóng nước thấp thoáng. 

Cùng với tiếng nhạc truyền thống của Nhật Bản trong không gian ma mị, huyền bí. Khiến chúng ta như lạc vào thế giới “vùng đất linh hồn” nửa thực nửa ảo, tạo ấn tượng sâu sắc cho người tham gia.

3.Lễ hội “đánh nhau” Kenka Matsuri - Kỳ  của người Nhật Bản

Một lễ hội nữa được tổ chức cũng được tổ chức thường niên trong tháng 10 hàng năm đó là lễ hội Kenka Matsuri. Lễ hội “đánh nhau” diễn ra trong 2 ngày 14 - 15/10, tại ngôi đền Matsubara, Himeji, tỉnh Hyogo.

lễ hội Kenka Matsuri

Ảnh lễ hội Kenka Matsuri (Nguồn: Sưu tầm)

Khoảng 300 năm trước, một cuộc đấu giữa 7 ngôi làng cổ thờ các vị thần Kami diễn ra để tìm người chiến thắng một mùa màng bội thu vào năm sau. Theo quan niệm từ xưa của người Nhật, cuộc chiến càng mãnh liệt, các vị thần càng hài lòng. Kể từ đó, lễ hội kéo dài cho tới ngày nay.

Chỉ có đàn ông trong độ tuổi từ 16 - 45 (trừ làng Kiba) mới được phép tham gia lễ hội Kenka Matsuri. Đàn ông phải mặc trang phục truyền thống fundoshi, đeo giày Jika -  và một demamori. Họ sẽ vác những chiếc kiệu lớn va thẳng vào nhau trong tiếng trống taiko kéo dài.

lễ hội Kenka Matsuri

Ảnh lễ hội “ đánh nhau” Kenka Matsuri (Nguồn: Sưu tầm)

Bên cạnh trận đấu chính, du khách còn được xem biểu diễn ca nhạc, các tiết mục múa lân, cùng với đó là tiếng cổ vũ nhiệt tình của người dân đứng cổ vũ cho cuộc đấu vang dội khắp vùng và vô cùng sôi động.

Tour du lịch ưu đãi >>> Hà Nội | Tokyo | Phú Sỹ | Nagoya | Osaka                         

4.Lễ hội Daimyo Gyoretsu ở Hakone - Lễ hội rước vua thời phong kiến

Vào ngày 3 tháng 11 hàng năm, lễ hội Daimyo Gyoretsu khiến các con đường của Yumoto ở Hakone sẽ trở nên vô cùng sống động. ây cũng là ngày nghỉ lễ toàn dân của Nhật Bản. Với đoàn gần 200 người diễu hành sải bước trên con đường gần 6 km trong các bộ trang phục samurai, công chúa, các nhân vật lịch sử khác đi khắp thị trấn suối nước nóng nổi tiếng này.

lễ hội Daimyo Gyoretsu

Ảnh lễ hội Daimyo Gyoretsu (Nguồn: Sưu tầm)

Cuộc diễu hành bắt nguồn từ thông lệ luân phiên trình diện để ngăn ngừa sự nổi loạn của các lãnh chúa phong kiến (Daimyo). Chính sách này yêu cầu các lãnh chúa cứ cách một năm phải ở Edo (Tokyo ngày nay) một năm.

lễ hội Daimyo Gyoretsu

Ảnh cuộc diễu hành (Nguồn: Sưu tầm)

Lễ hội Daimyo Gyoretsu tái hiện đoàn rước Edo khởi hành từ Sounji. Đúng 10 giờ sáng, cuộc diễu hành sẽ bắt đầu và vào lúc 2 giờ chiều sẽ đến điểm cuối cùng là khách sạn Yumoto Fujiya. Mỗi thành viên trong đoàn rước sẽ có một vai trò riêng. 

Khi đi hộ tống lãnh chúa, họ sẽ hô to dõng dạc: “Quỳ xuống! Hãy quỳ xuống! Lãnh chúa đã đến rồi đây!”. Các vũ công và dàn nhạc sẽ biểu diễn suốt cả buổi diễu hành. Du khách  được thưởng thức màn trình diễn ca múa nhạc truyền độc đáo, ngâm mình ở các suối nước nóng.

Nhật Bản là đất nước có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời. Mang đậm nét bản sắc văn hoá truyền thống của phương Đông. Sau những lễ hội đầy sôi động và hấp dẫn của mùa hè, thì mùa thu - mùa lễ hội của Nhật Bản cũng thu hút khách du lịch không kém với vẻ đẹp riêng biệt. 

Nếu bạn có ý định đi du lịch Nhật Bản mùa này, Đất Việt Tour xin chia sẻ với bạn một số lễ hội lớn và thông qua đó có thể hiểu rõ hơn về văn hoá của “ Đất nước mặt trời mọc” 

Đất Việt Tour

Bài viết tham khảo >>> Ngắm mùa hoa hướng dương nở rộ tại Gifu Nhật Bản

Bình luận bài viết này
Tìm đường