Núi Bà Đen – Những điều chưa biết về ngọn núi cao 986 mét tại Tây Ninh

01/03/2021 0 32259

Vài điều về núi Bà Đen, Tây Ninh

Núi Bà Đen thuộc Tây Ninh, cách thị xã Tây Ninh khoảng 8km, cao 986 mét, được gọi là nóc nhà Nam Bộ. Là điểm hành hương nổi tiếng vào dịp tết quen thuộc của hầu hết người dân Việt Nam vì sự linh thiêng tín ngưỡng. Núi có diện tích 24km2, được hình thành từ 3 ngọn núi chính là núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen.

Vài điều về núi Bà Đen, Tây Ninh

Núi Bà Đen trở thành một điểm du lịch miền Nam rất thu hút người dân Việt Nam không chỉ vì tín ngưỡng mà còn vì vẻ đẹp nhìn từ trên cao khi tới nơi này. Phía dưới là bao la bát ngát màu xanh đồng ruộng. Trên đỉnh đầu thì mây trắng mờ ảo, khung cảnh rất nên thơ.

Tên gọi của núi Bà Đen trước đây có cách gọi khác là núi Một, trên núi có một tượng Phật rất linh thiêng, thu hút người dân tới cúng bái. Cũng từ nơi đây, núi Bà Đen gắn liền với sự tích của bà Lý Thị Thiên Hương (thời triều Nguyễn) kỳ bí và sau này được thờ phụng và lấy tên là bà Đen.

Núi Bà Đen gắn liền với sự tích của bà Lý Thị Thiên Hương

Hiện nay núi Bà Đen Tây Ninh được tôn tạo rất để đón du khách tới dâng hương cúng bái do đó có rất nhiều dịch vụ thiết yếu đi kèm như nhà hàng, cửa hàng buôn bán, công viên, vườn hoa, nơi chụp hình…

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao 72 mét

Mới đây núi Bà Đen vừa khai trương Tượng Phật Bà cao nhất châu Á. Bức tượng cao 72 mét và được dựng trên độ cao 986 mét. Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn được đúc bởi hơn 170 tần đồng đỏ theo công nghệ gia công cơ khí áp lực cao của Châu Âu.

Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn cao 72 mét

Pho tượng được hoàn thành đúng vào dịp mùa xuân năm nay do đó thu hút nhiều sự chú ý của người dân Việt Nam. Đây được xem như một biểu tượng của tôn giáo, tinh thần, trí tuệ và đức hạnh. Tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn đã xác lập kỷ lục "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Châu Á tọa lạc trên đỉnh núi” và "Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi”.

Tượng Phật Bà bằng đồng cao nhất Việt Nam tọa lạc trên đỉnh núi

Leo núi hành hương cấm “than mệt”!

Núi Bà Đen có từ rất lâu đời do đó từ những năm 1975 đã có rất nhiều nhóm người leo lên núi để vãn cảnh chùa và dâng cúng cầu vận.

Để leo lên được ngọn núi, đoàn người phải leo lên những tảng đá lớn, đất trơn trượt và đầy thú dữ. Đã có rất nhiều lời kể lại rằng họ từng chứng kiến mạng người bị hổ vồ. Ví lẽ đó nên họ thường đi theo nhóm để an toàn cũng đề hỗ trợ nhau.

Khách thập phương leo núi theo trên đoạn đường đá trơn trượt

Ảnh st: khách thập phương leo núi theo trên đoạn đường đá trơn trượt

Cứ cách một đoạn người dẫn đường lại hô to hỏi đoàn “có mệt không?”. Đáp lại sẽ là “Khỏe” của đoàn người. Ví họ tin rằng nếu đi hành hương mà than mệt thì sẽ không được phù hộ cũng như gặp nguy hiểm trong quá trình leo núi dâng hương.

Đoàn người để tránh gặp thú dữ sẽ phải xuất phát từ sáng sớm tinh mơ để về kịp trước khi trời tới. Một lần leo núi mất khoảng 4 tiếng đồ hồ.

Ngày nay đường lên núi đã được tu bộ tạo thuận lợi cho người dâng cúng chứ không như hồi xưa. Giữa đường dòng người dễ bắt gặp các dịch vụ thiết yếu như nghỉ chân, quán café, nhà hàng, đồ lưu niệm…

Sự tích bốn lần báo mộng của Bà Đen

Sự tích bốn lần báo mộng của Bà Đen

Báo mộng lần thứ nhất

Bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, trong một lần lên chùa dâng hương thì bị người của quan huyện Trảng Bàng vây bắt, toan làm nhục. Bà Thiên Hương vì cùng đường nên đã nhảy xuống khe núi tử tiết. Ba hôm sau, bà báo mộng cho vị sư Trí Tân (là dưỡng phụ của chồng bà) rằng “Đệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị gia nô của quan huyện Trảng Bàng vây bắt, phải nhảy xuống khe núi quyên sinh tử tiết. Nhờ căn tu kiếp trước nên xác 3 ngày vẫn còn nguyên, kính xin sư phụ xuống triền núi đông nam tìm thi hài đệ tử về mai táng giùm.”

Vị hòa thượng liền theo lời báo mộng đem được xác của bà Thiên Hương về mai tang tử tế. Nhưng vì hình ảnh của bà Thiên Hương khi báo một là hình ảnh của một cô gái đen đúa nên được gọi là nàng Đen. Từ đó về sau người dân đổi cách xưng hô là Bà Đen để tỏ lòng kính trọng.

Báo mộng lần thứ hai

Chúa Nguyễn Ánh trong một lần bị quân Tây Sơn đánh đuổi phải bỏ trốn. Nghe tin núi Bà Đen linh thiêng nên đã sai người lên núi khấn vái chỉ dẫn cách thoát kiếp nạn lần này. Không ngờ Chúa Nguyễn Ánh được báo mộng rằng qua Xiêm lánh nạn và chờ thời cơ khôi phục cơ nghiệp.

Báo mộng lần thứ ba

Thượng Quốc Công Lê Văn Duyệt vì nghe được tin đồn về sự linh thiêng của bà Đen do đó muốn lên núi và chứng kiến tận mắt sự việc, nếu đúng sẽ phong chức cho cô gái mang họ Lý này.

Bà Đen sau đó đã nhập vào một cô gái trẻ và nói về tương lại mang họa của vị thượng Quốc Công, nhưng ông không quan tâm lắm mà chỉ muốn tìm hiểu rõ về cuộc đời mà bà Lý Thị Thiên Hương đã trải qua. Sau khi nghe xong câu chuyện cũng là lúc cô gái té nhào và bất tỉnh hồi lâu. Sau này ông thay mặt vua phong chức cho cô Lý thị Thiên Hương chức vị “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngự ở Núi Một, tức là núi Bà Đen ngày nay ở Tây Ninh.

Báo mộng lần thứ tư

Sau năm 1940, linh sơn điện bị phá hủy hoàn toàn, và núi bị quân Phát và Nhật lấn lượt chiếm giữ, bức tượng bà Đen cũng thất lạc. Đến năm 1956, một nhà giáo có tên là Nguyễn Văn Hảo được báo mộng hãy đến chùa Phước Lâm để tìm lại tượng của Bà. Ông Hảo tới chùa Phước Lâm gặp trụ trì Nguyên Chất và kể lại lời báo mộng. nhà sư trụ trì rất kinh ngạc vì thực sự ông vừa được một người lính Nhật giao lại bước tượng này. 

Sau này một số người thân quen của cả hai đã mang tượng trả lại vị trí núi Bà Đen và xây dựng lại nơi thờ phụng cho khang trang hơn.

Du khách nếu đặt tour hành hương chùa Bà Đen, Tây Ninh chắc chắn sẽ được hướng dẫn viên kể thêm nhiều sự tích ly kì liên quan tới ngọn núi này. Quý khách nếu muốn tìm hiểu thêm thông tin tour vui lòng gọi vào số hotline 18006700 để được tư vấn hành trình chi tiết.

Cẩm Tú

 

>>> Xem thêm: Tour Du Lịch: Hành Hương Núi Bà Đen | Xứ Phật Vũng Tàu | Viếng Chị Sáu | Chùa Khơmer | Vía Bà Chúa Xứ Châu Đốc (7N6Đ) - KH Từ Hà Nội 

Bình luận bài viết này
Tìm đường