Tử Cấm Thành ở đâu? Sự thật huyền bí về Cố Cung

17/06/2024 0 695

Tử Cấm Thành là di tích lịch sử của thành phố Bắc Kinh. Đây là nơi bạn có thể cảm nhận được vẻ uy nghiêm và trang trọng, là công trình kiến trúc mang dấu ấn lịch sử của Trung Hoa cổ xưa. Chính vì thế, nên địa điểm này tiếp đón hàng triệu khách đến du lịch Trung Quốc hằng năm. Cùng Đất Việt Tour khám phá ở đây có gì hấp dẫn nhé!

Đôi nét về Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành hay còn có tên gọi khác là Cố Cung, là nơi ở của nhiều vua chúa, các hoàng tộc ở thời phong kiến của Trung Quốc. Là cung điện của 24 triều đại vua từ nhà Minh đến nhà Thanh. Được xây dựng vào đời thứ 4 của vua Vĩnh Lạc và được hoàn thành sau 14 năm xây dựng (năm 1920). Đây là cung điện được bảo tồn tốt nhất của Trung Quốc và là cung điện lâu đời nhất trên thế giới. Có diện tích vô cùng lớn lên đến 720.000m2, được bao bọc xung quanh là các khu vườn, các đền đài mang kiến trúc sang trọng.

Du lịch Tử Cấm Thành

Du lịch Tử Cấm Thành (Ảnh: sưu tầm)

Năm 1987, nơi này được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới. Cố Cung nằm ở trung tâm thành phố Bắc Kinh, Từ ngoài tường thành vào bạn phải di chuyển 20km bằng xe và 3km đi bộ.

Gợi ý lịch mở cửa

  • Tháng 4 - tháng 10: 8:30 - 17:00 (nhận khách đợt cuối lúc 16:10)

  • Tháng 11 - tháng 3: 8:30 - 16:30 (nhận khách lượt cuối lúc 15:40)

  • Giá vé: 

    • Tháng 4 - 10: 60 tệ (khoảng 210.000 VND)

    • Tháng 11 - tháng 3: 40 tệ (khoảng 140.000 VND)

Lý giải về tên gọi “Tử Cấm Thành”

Tên gọi “Tử Cấm Thành” mang nhiều ý nghĩa khác nhau:

  • “Tử” bắt nguồn từ sao Tử Vi, nơi cư ngụ của Ngọc Hoàng, do đó được chọn làm nơi ở của Hoàng Đế. 

  • Từ "Cấm" ngụ ý rằng không ai được phép vào cung nếu không có sự cho phép của Hoàng Đế. 

  • Từ "Thành" ám chỉ thành phố, còn được gọi là Cố Cung – thành phố cổ.

Sơ đồ Cố Cung

Cố Cung được bao bọc bởi bức tường thành kiên cố, hình chữ nhật, dài 961m và rộng 753m. Tường thành cao 10m, vững chắc, cùng hào sâu bao quanh tạo nên khu vực cấm địa. Ở bốn góc thành là bốn tháp canh với kiến trúc phức tạp và bốn cổng chính để ra vào thành.

Sơ đồ Cố Cung

Sơ đồ Cố Cung (Ảnh: sưu tầm)

Bên trong Cố Cung được chia thành ba khu vực:

  • Ngoại Đình: Khu vực này nằm ở phía Nam, còn gọi là tiền triều, nơi diễn ra các nghi lễ, lễ tế và kỳ thi quan trọng. Trung tâm của khu vực này là Điện Thái Hòa, phía sau là điện Bảo Hòa, hai bên là điện Văn Hoa và Võ Anh.

  • Nội Đình: hay Hậu Cung, là nơi Hoàng Đế và hoàng thất sinh sống và làm việc. Ba cung quan trọng nhất tại đây gồm Cung Càn Thanh, Cung Khôn Ninh và điện Giao Thái.

  • Vòng Ngoài: Khu vực này thường là các khu vườn hoàng gia. Phía Bắc có Cảnh Sơn, phía Tây có Trung Nam Hải, phía Tây Bắc có Bắc Hải, phía Nam có Thái Miếu và Bắc Kinh Xã Tắc Đàn.

Kiến trúc Tử Cấm Thành

Bước vào Cố Cung du khách như được du hành thời gian trở về thời Trung Hoa cổ đại.

Kiến trúc tổng thể

  • Cố Cung được thiết kế một cách tỉ mỉ và chi tiết, phản ánh rõ nét văn hóa Á Đông. Nó không chỉ thể hiện sự uy nghi, quyền lực của một triều đại thịnh vượng mà còn mang đậm tính chất nghệ thuật. Sự kết hợp giữa màu vàng của long bào Hoàng đế và màu xanh lá cây của gỗ tượng trưng cho sự phát đạt và thịnh vượng của đế chế đương thời.

  • Cố Cung có cấu trúc hình chữ nhật với những bức tường kiên cố bao quanh. Những bức tường này tạo nên một hệ thống phòng thủ nghiêm ngặt, được bảo vệ bởi 4 góc thành và 4 mặt tường thành chính, cùng với 4 cổng lớn thông ra ngoài thành gồm: Thần Vũ môn, Đông Hoa môn, Tây Hoa môn, và Ngọ môn.

  • Toàn bộ nơi đây bao gồm 9.999 gian phòng trên diện tích 720.000 mét vuông. Con số này có ý nghĩa đặc biệt vì theo quan niệm của hoàng đế Trung Hoa, chỉ có Ngọc Hoàng mới có thể sở hữu 10.000 gian phòng. Hơn nữa, số 9 trong văn hóa Trung Quốc được coi là con số may mắn, biểu tượng cho sự viên mãn và thịnh vượng.

Kiến trúc Cố Cung

Kiến trúc Cố Cung (Ảnh: sưu tầm)

Kiến trúc đối xứng Nam Bắc

  • Các cổng và các sảnh của Cố Cung được thiết kế đối xứng nhau trên trục trung tâm từ Bắc qua Nam. Ý nghĩa của thiết kế này là để thể hiện được uy quyền của Hoàng đế.

Máy điện thiết kế tinh xảo

  • Máy điện của Cố Cung được trang trí sắc xảo với những linh vật mang yếu tố hoàng gia được chọn lựa cẩn thận như: rồng, sư tử, phượng hoàng. Những con vật này thường tượng trưng cho quyền lực của văn hoá Trung Hoa từ xưa đến nay.

Sư tử đồng biểu tượng cho sức mạnh

  • Cố Cung được trang trí nhiều tượng sư tử làm bằng đồng hoặc đá. Đây là linh vật biểu tượng cho sức mạnh, hùng dũng và mạnh mẽ trong văn hoá Trung Quốc.

  • Thường các tượng sư tử này được đặt trước các cổng điện thể hiện đây là linh thú bảo vệ cho hoàng gia. Tượng sư tử đực bên phải sư tử cái sẽ bên phải.

Các truyền thuyết về Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành là nơi chứng kiến nhiều cuộc đấu đá giành quyền lực và sự sủng ái qua các triều đại. Nhiều người đã chết oan ức tại cung đình hùng vĩ này.

Các sự kiện kỳ quái được nhiều người kể lại. Ví dụ, vào chiều năm 1995, hai người lính đứng canh giữ tại Cố Cung kể lại đã bắt gặp một cung nữ không có mặt. Du khách từng gặp đoàn thái giám và cung nữ đi xuyên qua họ, hay nghe thấy tiếng đàn bí ẩn phát ra từ hậu cung mỗi dịp đến rằm.

Cố Cung huyền bí

Cố Cung huyền bí (Ảnh: sưu tầm)

Những câu chuyện này chưa có bằng chứng khoa học, chủ yếu là truyền miệng và tạo sự tò mò cho du khách. Tuy nhiên, chúng vẫn chưa được chứng thực.

Địa điểm du lịch Bắc Kinh độc đáo này có một quy định đặc biệt: đóng cửa sau 5h chiều và không nhận du khách vào bất cứ lúc nào trong năm. Có lý do cho rằng âm khí nặng nề vào buổi tối có thể gây ảnh hưởng sức khỏe con người, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ.

Đa số người dân Trung Quốc tin rằng Tử Cấm Thành thực sự có ma. Du khách không kịp ra ngoài trước khi đóng cửa sẽ không thể ra ngoài. Du lịch Bắc Kinh ngay để khám phá những truyền thuyết này có thật không nhé!

Xem thêm: Cẩm Nang Đi Du Lịch Bắc Kinh Trung Quốc Mới Nhất

Các địa điểm nổi tiếng ở Cố Cung không nên bỏ lỡ

Cổng Ngọ Môn

Cổng Ngọ Môn là cổng nằm ở phía nam của Tử Cấm Thành, được xây dựng vào năm 1420. Cửa chính là một phần của Con đường Đế Vương, chỉ dành riêng cho hoàng đế sử dụng. Phía trên Ngọ Môn có lầu các rộng 9 gian và sâu 5 gian.

Cổng Ngọ Môn

Cổng Ngọ Môn (Ảnh: sưu tầm)

Điện Thái Hoà

Là công trình quan trọng nhất ở Cố Cung. Khi bước vào điện, du khách phải đi qua cửa lớn, phía trước điện có 7 gian được dựng trên 1 nền đá rất khá cao. Hai bên của gian điện có 2 tượng đồng sư tử để thể hiện sự uy nghiêm của vua và dấu ấn trong kiến trúc Á Đông.

Điện Thái Hoà

Điện Thái Hoà (Ảnh: sưu tầm)

Điện Thái Hoà cũng là địa điểm du lịch Bắc Kinh quan trọng. Bởi không gian cổ kính và nơi đây khi vừa nhìn vào có thể hình dung trước mắt các buổi thiết triều và bàn luận chính sự tựa trên phim ảnh Trung Quốc.

Cung Càn Thanh

Cung Càn Thanh được thiết kế tinh xảo, xây dựng trên nền đá cẩm thạch với hai lớp mái ngói lưu ly. Cung điện rộng lớn, chia làm hai phần, mỗi phần có 9 phòng và 27 giường. Hoàng đế từng chọn ngẫu nhiên một giường để nghỉ mỗi đêm, nhưng vua Ung Chính đã chuyển sang Dưỡng Tâm Điện ở phía Tây. Từ đó, Cung Càn Thanh trở thành nơi thiết triều, xét xử, đón tiếp sứ thần và tổ chức yến tiệc.

Cung Càn Thanh

Cung Càn Thanh (Ảnh: sưu tầm)

Cung Càn Thanh có ngai vàng được chạm trổ tinh xảo và thư phong với chiếc bàn để hoàng đế viết chiếu chỉ và phê duyệt công văn. Trần cung được chạm khắc hình rồng uốn lượn tinh tế. Du lịch Bắc King để khám phá địa điểm thú vị này nhé!

Cung Khôn Ninh 

Cung Khôn Ninh là một trong ba cung điện chính của khu Hậu Cung trong Tử Cấm Thành, được xây dựng vào năm 1420 và nhiều lần tu sửa dưới các triều đại Minh và Thanh. Đây là nơi ở của các hoàng hậu, nổi bật với quy mô rộng lớn và kiến trúc tinh xảo.

Cung Khôn Ninh

Cung Khôn Ninh (Ảnh: sưu tầm)

Trong thời nhà Minh, Cung Khôn Ninh là nơi cư ngụ chính của các hoàng hậu. Tuy nhiên, dưới triều đại nhà Thanh, các hoàng hậu đã chuyển sang sống tại Dưỡng Tâm Điện cùng với hoàng đế. Cung Khôn Ninh không chỉ là nơi làm lễ động phòng mà còn là điện tế thần, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của hoàng cung Trung Hoa.

Dưỡng Tâm Điện

Dưỡng Tâm Điện được xây dựng vào thơi Thanh và được dùng làm thư phòng của nhiều Hoàng đế đương triều. Từ thời vua Ung Chính trở đi, nơi này được dùng làm thư phòng và là phòng họp bàn bạc việc triều chính mỗi ngày, đồng thời cũng là nơi nhà vua nghỉ ngơi. Đây chính là cung điện nhiều chức năng nhất trong Cố Cung.

Dưỡng Tâm Điện

Dưỡng Tâm Điện (Ảnh: sưu tầm)

Ngự Hoa Viên

Nếu bạn thường xem phim cổ trang Trung Quốc, bạn sẽ không thể quên Ngự Hoa Viên, nơi thường được các phi tần chọn để gặp gỡ, tản bộ, ngắm hoa và trò chuyện. Với diện tích rộng lớn hơn 11.000m2 và bao quanh bởi những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, Ngự Hoa Viên mang đến một không gian xanh mát và trong lành, thực sự là một chốn lý tưởng để thư giãn. Được xây dựng vào năm 1417, Ngự Hoa Viên nằm ở phía sau cùng của Cố Cung, nổi bật với vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp.

Ngự Hoa Viên

Ngự Hoa Viên (Ảnh: sưu tầm)

Ngự Hoa Viên không chỉ trồng nhiều loại cây cảnh quý hiếm mà còn có các hạng mục kiến trúc như vọng lâu, đình, đài. Những công trình này tạo điều kiện cho nhà vua thư giãn, đọc sách, ngâm thơ và ngắm trăng. Với bóng mát từ các cổ thụ và không gian dễ chịu, Ngự Hoa Viên trở thành một điểm đến hấp dẫn trong hoàng cung, mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử.

Lãnh Cung Tử Cấm Thành ở đâu?

Trong lịch sử Hoàng cung Trung Hoa, việc có nhiều phi tần được sủng ái đã là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù một vị Hoàng đế trung bình có từ 70 đến hàng trăm thê thiếp, nhưng chỉ một số ít được thực sự nâng niu và lên vị trí cao. Các phi tần còn lại thường bị bỏ quên hoặc bị đày vào những nơi tối tăm như lãnh cung hay hàn cung. Lãnh cung, mặc dù chỉ là một khái niệm văn học và không phải là cụm từ chính thức, nhưng lại tượng trưng cho sự cô đơn và cô lập của những người bị thất sủng trong Hoàng cung. Đây là những khu vực nơi không ai dám đến, nổi tiếng với sự lạnh lẽo và buồn tẻ, và nhiều người đã mất mạng ở đây hoặc tự vẫn vì không chịu nổi sự cô đơn kéo dài.

Dưới thời nhà Minh và Thanh, Hoàng cung được chia thành nhiều khu vực, mỗi khu vực có chức năng riêng biệt. Các phi tần sinh sống trong 12 viện thuộc lục cung, trong khi Hoàng hậu thường ở trong các cung điện lớn như Khôn Ninh Cung. Tuy nhiên, vị thế của các phi tử trong Hoàng cung thay đổi theo từng triều đại và theo sự sủng ái của vua chúa. Những nơi như Trường Xuân cung hay Cảnh Dương cung từng là nơi bị giam giữ các phi tần thất sủng, tạo ra nỗi đau đớn không thể tả được trong cuộc sống của họ.

Với những quy định nghiêm ngặt và sự biến động không ngừng, Hoàng cung Trung Hoa đã là một nơi mang tính chất nghiêm ngặt và phân biệt rõ ràng giữa các phi tần được sủng ái và những người bị lãng quên. Những vị trí trong Hoàng cung không chỉ đơn giản là nơi ở mà còn là biểu tượng quyền lực và sự uy nghi của vua chúa.

Cố Cung buổi chiều

Cố Cung buổi chiều (Ảnh: sưu tầm)

Lý do vì sao du khách phải rời Tử Cấm Thành trước 5 giờ chiều?

Địa điểm du lịch Bắc Kinh này ẩn chứa nhiều bí ẩn, do đây là địa điểm tồn tại rất lâu đời. Thương truyền rằng, đây là địa điểm chứng kiến nhiều tội ác và cái chết của rất nhiều người. Chính vì lẽ đó nên khi trời chuyển tối, cung điện thường vọng lên những âm thanh quái lạ. 

Nơi đây còn được canh gác thường xuyên và có một đội có được huấn luyện canh giữ bảo vệ nơi này. Vì địa điểm này phát triển du lịch nên đã có nhiều đồ vật trong đây bị đánh cắp, vì vậy nơi này sẽ đóng cửa sớm để bảo toàn các cổ vật.

Cố Cung này quá rộng lớn và do xây dựng lâu đời nên có nhiều chỗ bị xuống cấp nghiêm trọng chưa được tu sửa. Nên để đảm bảo an toàn cho du khách, tránh những sự cố không nên có xảy ra nên nơi này sẽ đóng cửa trước khi trời tối.

Nếu bạn đang có kế hoạch du lịch Bắc Kinh, việc khám phá Cố Cung huyền bí là một trải nghiệm không thể bỏ qua. Với lịch sử huyền bí và kiến trúc tinh túy, đây là điểm đến lý tưởng để bạn khám phá vẻ đẹp và sự uy nghiêm của cung điện hoàng gia cổ xưa nhất thế giới. Hãy để Đất Việt Tour giúp bạn khám phá Tử Cấm Thành và những điểm du lịch tuyệt vời khác tại Bắc Kinh. Liên hệ tổng đài miễn phí 18006700 đặt tour của bạn ngay hôm nay để không bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm vẻ đẹp lịch sử và văn hóa đặc sắc của thủ đô cổ kính này!

Đất Việt Tour

Xem thêm các tour du lịch Bắc Kinh hấp dẫn

Bình luận bài viết này
Tìm đường