Đến Sóc Trăng nhất định phải tham quan Chùa Dơi

03/03/2021 0 2090

Chùa Dơi thuộc phường 3 thành phố Sóc Trăng, có diện tích rộng 4 hecta. Ngôi chùa thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ.

Chùa Dơi còn có tên gọi khác là Mã Tộc (hay chùa Mahatup). Trong tiếng Khmer có nghĩa là trận kháng cự lớn. Ngôi Chùa được xây dựng từ những năm 1569, tính tới nay đã được hơn 450 năm. Hàng năm, vào các dịp lễ lớn của Phật Giáo thì Chùa Dơi là nơi mà hầu hết các tăng ni phật tử của thành phố hướng về đây tham gia.

Sự kiện lịch sử của Chùa Dơi, Sóc Trăng

Sự kiện lịch sử của Chùa Dơi, Sóc Trăng

Năm tháng lịch sử lâu đời nên chùa Sóc Trăng ban đầu chỉ được xây dựng đơn giản với mái lợp bằng tre lá, sau đó được tu bổ lại bằng gạch, rồi thay bằng mái ngói.

Năm 2008, Chùa Dơi xảy ra một sự cố hi hữu khiến khu vực cháy điện của chùa bị cháy. Tuy nhiên, vào tháng 4/2009 chùa đã được tu bổ và phục chế lại như cũ.

Năm 2013 Chùa Dơi được chú trọng và khai thác trở thành khu du lịch Chùa Dơi với đầy đủ các dịch vụ thiết yếu như nhà hàng, xe điện… Mặc dù vậy, khung cảnh ngập tràn cây xanh vẫn được lưu giữ rất tốt khiến du khách rất hài lòng.

Năm 1999, Chùa Dơi chính thức được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Chính quyền địa phương rất chú trọng việc bảo tồn lưu giữ và cải tạo nơi đây để ngôi Chùa trở thành nơi tu tập tín ngưỡng và là địa điểm du lịch thu hút. Có thế nói Chùa Dơi là nét đặc trưng của tỉnh Sóc Trăng, là địa đến mà mỗi du khách không thể bỏ lỡ khi đi tour du lịch Sóc Trăng, miền Tây.

Chùa Dơi mang phong cách kiến trúc của người Khmer

Chùa Dơi mang phong cách kiến trúc của người Khmer

Mặc dù thờ Phật Thích Ca nhưng Chùa Dơi mang đậm phong cách kiến trúc của người Khmer cổ với màu vàng cam – xanh và bốn mái được vuốt nhọn được chạm khắc hình rắn Naga. Trên đỉnh của mái nhà có thêm một tháp nhọn.

Chùa Dơi rộng khoảng 4 hecta bao gồm có chính điện, nhà hội Sala, khu vực dành riêng cho Phật tử, trụ trì, phòng khách… Tất cả công trình kiến trúc được bao phủ bơi cây xanh to rợp bóng mát của cây Dầu và cây Sao.

Dưới tán cây mát mẻ còn được đặt những bộ ghế dành riêng cho du khách có thể dừng chân nghỉ ngơi.

Bao quanh chính điện là hàng cột chính, trên mỗi cột đều chạm khắc bức tượng của tiên nữ Kemnar chấp hai tay trước ngực.

Du khách vào trong chính điện sẽ ấn tượng với pho tượng Phật Thích Ca được chạm khắc bằng đá nguyên khối cao 2 mét đặt trên một toàn sen. Bên cạnh đó là pho tượng mô tả Đức Phật đang cưỡi trên lưng rắn thần Muchalinda. Cuộc đời của Đức Phật được mô tả trên những khung hình treo trên tường bên trong chính điện Chùa Dơi từ khi ra đời cho tới khi nhập Niết Bàn.

Một trong những bảo vật trong Chùa là bộ kinh Phật được ghi trên lá cây thốt nốt và những hiện vật quý hiếm mang giá trị văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của người dân Nam Bộ.

>>> Xem thêm: Tour Du Lịch: Cái Bè | Vĩnh Long | Trà Vinh (3N2Đ)

Bầy Dơi kỳ lạ tại Chùa Dơi

Bầy Dơi kỳ lạ tại Chùa Dơi

Chính bầy Dơi kỳ lạ sinh sống trong khu vực khuôn viên chùa Dơi là khởi nguồn cho cái tên của ngôi Chúc ở tỉnh Sóc Trăng này. Dơi sống ở đây thuộc loại dơi to và khá hiền lành. Trong khuôn viên của Chùa, dưới tán cây rộng lớn của cây Dầu và cây Sao là hàng ngàn con dơi to lớn. Hình ảnh hàng ngàn con dơi bay rợp bầu trời khi chiều tối không làm người dân nơi đây sợ hãi vì theo quan niệm của dân bản địa, điều này mang lại phúc lành cho ngôi chùa. Vì vậy họ rất bảo vệ loài dơi nơi đây.

Trái cây trong chùa vẫn còn nguyên vẹn mà không hề bị đụng chạm gì từ loài dơi nơi đây. Khi bầy dơi đi kiếm ăn, chúng cũng chỉ bay xung quanh chùa chứ không bay thẳng qua nóc nhà chùa như thể hiện một sự kính trọng nhất định.

Miền Tây vốn được biết đến là nơi nhiều cây xanh bóng mát nhưng bầy dơi vẫn chỉ thích sinh sống tụ tập dưới những tán cây trong khuôn viền chùa mà không hề ngó ngàng tới các cây ngoài khuôn viên chùa. Cho tới ngày nay, người ta vẫn không giải thích được hiện tượng này của bầy dơi.

Cũng vì điều này nên Chùa Dơi lại càng được yêu thích và kích trọng và là niềm tự hào của người dân tỉnh Sóc Trăng. Những ông bà xưa kia vẫn luôn có câu “Đến Sóc Trăng nhất định phải tham quan Chùa Dơi”.

Ngôi nhà của loài heo 5 móng bị ruồng bỏ

Ngôi nhà của loài heo 5 móng bị ruồng bỏ

Du khách sẽ dễ dàng nhận thấy có vài ngôi mộ mang hình vẽ chú heo 5 móng. Theo quan niệm của người Khmer, nếu con heo nào được sinh ra có 5 móng là mang lại điềm xúi quẩy cho gia chủ. Heo 5 móng là “cốt tinh” của loài người, mang ý nghĩa tâm linh không tốt. Vì từ hơn mấy chục năm trước, nhiều người đã gửi heo vào chùa nhờ chăm nom giúp.

Những chú heo 5 móng sau khi chết đi sẽ được chôn cất tại nơi này. Du khách muộn tận mắt xem heo 5 móng cũng sẽ được các sư sãi dân theo lối cổng sau để vào khu vực chăm nom loài heo này.

Vào các dịp Lễ lớn hoặc sau Tết Nguyên Đán, du khách thường dành thời gian để đi hành hương vãn cảnh chùa trên cả nước. Nếu du khách muốn một lần du lịch miền Tây thì đừng quên ghé vãn cảnh Chùa Dơi của tỉnh Sóc Trăng.

Đặt Tour hành hương vui lòng liên lạc theo số hotline 18006700 để được tư vấn và báo giá hành trình!

Cẩm Tú

Bình luận bài viết này
Tìm đường