Du lịch tâm linh Sóc Trăng - kinh nghiệm từ A đến Z

15/04/2022 0 1958

Du lịch tâm linh Sóc Trăng đi đâu ??

Với diện tích 3.311,87 km2, cách thành phố Hồ Chí Minh 231km, nối liền nhiêu tỉnh thành miền Tây. Sóc Trăng là nơi hội tụ của nhiều nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Hoa, Khmer. Đối với mỗi dân tộc, có nhiều nét tín ngưỡng và kiến trúc khác nhau. Vậy hãy cùng nhau khám phá sự khác biệt này nhé ! 

        Chùa Dơi (Chùa Mã Tộc)

chua-doi-soc-trang

Chùa Dơi - ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc của người Khmer

Chùa Dơi – một trong những ngôi chùa mang đậm nét đẹp kiến trúc và văn hóa của người dân Sóc Trăng. Ngoài nổi tiếng với bề dày lịch sử kiến trúc, chùa Dơi còn là một trong những địa điểm du lịch tâm linh độc đáo với những điều mới lạ được nhiều du khách tìm đến để hành hương và khám phá.

Chùa là nơi kết hợp giữa văn hóa tín ngưỡng của 2 dân tộc: Kinh và Khmer. Chùa Dơi là một trong những địa điểm du lịch tâm linh lớn nhất tại Sóc Trăng, hằng năm thu hút một lượng lớn khách du lịch đến tham quan và hành hương. Nếu một lần đến Sóc Trăng hãy ghé tham quan chùa Dơi để hành hương cũng như khám phá nhiều câu chuyện bí ẩn nhé !

Vị trí địa lý: Chùa tọa lạc tại đường Văn Ngọc Chính thuộc Phường 3, thành phố Sóc Trăng.

        Chùa Quan Âm Linh Ứng (Phật Học 2)

tuong-phat-chua-quan-am-linh-ung

Hình ảnh tượng Phật A Di Đà tại chùa Quan Âm linh ứng

Chùa Quan Âm linh ứng hay còn có tên gọi khác là chùa Phật Học 2. Một trong những ngôi chùa lớn nhất tại Sóc Trăng. Ngôi chùa mang nền văn hóa kiến trúc đậm nét của cả 3 dân tộc: Kinh, Khmer, Hoa. Chùa được nhiều du khách biết đến với nhiều pho tượng phật lớn và nhiều công trình, hạng mục kiến trúc uy nga.

Bên cạnh đó, khi đến tham quan chùa, du khách sẽ có cảm giác như lạc vào thế giới tiên cảnh với hàng trăm pho tượng phật lớn nhỏ, những công trình tiểu cảnh sinh động mang trong mình nhiều câu chuyện cổ tích dân gian gần gũi như: Cây tre trăm đốt, Sự tích trầu cao, luật nhân quả…

Vị trí chùa: Khóm 1, Thành phố Sóc Trăng.

        Chùa Đất Sét (bửu sơn kỳ hương)

Chùa Đất Sét tên chính thức là Bửu Sơn Tự. Đây cũng là ngôi chùa thứ 3 trong chuyến hành trình du lịch tâm linh Sóc Trăng mà Đất Việt Tour muốn giới thiệu đến bạn. Khác với các ngôi chùa lớn trong tỉnh. Với diện tích khoảng 400m2 nhưng bên trong chùa có hàng ngàn pho tượng được làm bằng “đất sét” và 4 đôi nến cao lớn dựng trong chùa làm nên chất riêng cho ngôi chùa. 

Ngoài ra, chùa còn theo tư tưởng “tam giáo đồng nguyên” tức (Phật, Nho, Lão) nghĩa là chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư, không nhận tiền công đức của khách thập phương. 

chua-dat-set-2

Chùa Đất Sét - ngôi chùa nổi tiếng với hàng ngàn pho tượng làm bằng đất sét

Vị trí: 286 đường Tôn Đức Thắng, phường 5, thành phố Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam

        Chùa Chén Kiểu 

Chùa Chén Kiểu hay Chùa Sà Lôn (theo tiếng Khmer) là một trong những ngôi chùa thuộc Phật giáo Nam Tông tại Sóc Trăng. Tương truyền chùa được xây dựng bằng cây lá, nhưng do chiến tranh, chùa bị đánh sập nhiều lần. Đến năm 1969 sư cả Tăng Đuch quyết định xây dựng lại chùa. Đến năm 1980 khi chùa sắp được hoàn thành thì thiếu kinh phí. Do đó, nhà chùa có sáng kiến dùng chén dĩa kiểu để trang trí phần sau chánh điện. Từ đó, cho ra đời tên gọi chùa Chén Kiểu như bây giờ. 

chua-chen-kieu

Chùa Chén Kiểu - ngôi chùa Khmer sáng tạo

Vị trí:  Quốc lộ 1A, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, TP. Sóc Trăng. 

        Bảo tàng Khmer

bao-tang

Hình ảnh chính diện của Bảo tàng Khmer 

Bảo tàng Khmer - công trình kiến trúc mang đậm nét kiến trúc của người Khmer. Bảo tàng là nơi trưng bày nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer. Với 2 điểm nổi bật: Nét đẹp kiến trúc và những hiện vật văn hóa của người Khmer. Bảo tàng sở hữu hàng nghìn hiện vật có giá trị thể hiện được đời sống sinh hoạt văn hóa truyền thống của người dân. Đến nơi đây, du khách ngoài được tham quan còn được hiểu thêm về con người cũng như văn hóa Khmer hùng vĩ. 

nhac-cu

Nhạc cụ dân tộc của người Khmer

Vị trí: phường 6, thị xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng

Du lịch Sóc Trăng ăn gì ?

Sóc Trăng được giới thiệu như một nơi tinh hoa văn hóa của 3 dân tộc hội tụ. Vì thế, khi đến thăm nơi đây, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều món ăn ngon khác nhau mang hương vị của từng dân tộc. 

Cùng điểm qua một số món ăn truyền thống nơi đây không nên bỏ qua nhé : 

Đến Sóc Trăng không thể không ăn bún nước lèo !

bun-nuoc-leo

Bún nước lèo - sự kết hợp giữa dân tộc Kinh - Hoa - Khmer

Ngoài ra, bạn còn có thể thưởng thức nhiều món ăn vặt thú vị như: Bánh Pía, bánh thốt nốt, bánh rây (bánh dứa), bánh ống lá dứa, xá bấu ….

Đừng bỏ lỡ >> Tổng hợp Top những món ăn ngon Sóc Trăng không thể bỏ qua

banh-pia

Bánh Pía Sóc Trăng - đặc sản của người Sóc Trăng

banh-bo

Bánh thốt nốt - món ăn vặt nổi tiếng 

Các ngày lễ hội tại Sóc Trăng  

Ngoài nổi tiếng bởi các công trình kiến trúc, những món ăn ngon thì Sóc Trăng cũng là cái nôi lễ hội, nơi tập trung nhiều ngày lễ mang đậm chất văn hóa: 

le-hoi-dua-ghe-ngo

Lễ hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng

  • Lễ hội Ooc Om Boc - Đua Ghe Ngo (Cúng trăng), được tổ chức đua ghe vào Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm, cùng với lễ hội Loi -Pro tip - lễ hội thả đèn nước trên sông Maspero tại trung tâm thành phố Sóc Trăng

  • Lễ Sen Đôlta (thờ cúng tổ tiên của người Khmer)

  • Lễ Chol Chnăm Thmây (Vào năm mới),...

  • Lễ Nghinh Ong (ở Trần Đề)

  • Thanh minh (của người Kinh và Hoa).

  • Lễ hội thí vàng (tháng 7), chủ yếu là tại các khu vực có nhiều người Hoa sinh sống.

 

Trên đây là những giới thiệu của Đất Việt Tour về kinh nghiệm du lịch tâm linh Sóc Trăng. Hi vọng sẽ mang lại cho du khách những thông tin hữu ích. Để tìm hiểu rõ hơn cũng như được tư vấn về những chuyến du lịch miền Tây chất lượng và giá rẻ quý khách vui lòng liên hệ Đất Việt Tour qua tổng đài miễn phí 1800 6700 để được tư vấn và tham khảo những chương trình khuyến mãi đặc sắc nhé ! 

ĐẤT VIỆT TOUR.

Bình luận bài viết này
Tìm đường