Du lịch Bình Định cũ sau sáp nhập - Điều gì còn, điều gì thay đổi? 

28/07/2025 0 14

Sự kiện hành chính đặc biệt - sáp nhập tỉnh Bình Định vào Gia Lai - không chỉ là một cột mốc trong lịch sử tổ chức lãnh thổ Việt Nam, mà còn mang lại những ảnh hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có du lịch.  

Với sự đa dạng về các danh thắng, các bãi biển tuyệt đẹp, các di tích văn hóa lâu đời,...du lịch Bình Định cũ sau sáp nhập sẽ có những thay đổi gì và gìn giữ được những gì để tiếp tục phát triển. Cùng Đất Việt Tour du lịch miền trung khám phá vùng đất võ này. 

Sáp nhập tỉnh - Đánh dấu sự kiện quan trọng

Theo nghị quyết sáp nhập các tỉnh, thì tỉnh Bình Định chính thức sáp nhập vào tỉnh Gia Lai, tạo thành một tỉnh liên vùng giữa Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. 

Sáp nhập tỉnh tạo điều kiện phát triển du lịch mới

Sáp nhập tỉnh tạo điều kiện phát triển du lịch mới (Ảnh: Sưu tầm) 

Việc sáp nhập hai địa phương có đặc điểm địa lý - văn hóa - du lịch rất khác biệt đã tạo nên sự chú ý lớn.

  • Gia Lai: Vùng cao nguyên với rừng núi bạt ngàn, văn hóa Tây Nguyên đặc trưng, khí hậu mát mẻ.

  • Bình Định cũ: Vùng đất giàu tiềm năng về biển, văn hóa võ học và di sản Chăm Pa. 

Chính sự khác biệt này đang tạo ra sự bổ sung hoàn hảo cho phát triển du lịch toàn tỉnh mới với "một điểm đến, hai vùng trải nghiệm". 

Du lịch Bình Định cũ sau sáp nhập - Những điều thay đổi 

Bản đồ du lịch được định vị lại

Sau khi sáp nhập tỉnh thì khi nhắc đến các tour miền trung thì du khách sẽ không chỉ dừng lại các địa điểm du lịch Bình Định cũ như một điểm riêng biệt mà có thể được đề xuất đến các điểm đến tại Gia Lai. 

Du lịch Bình Định cũ sau sáp nhập

Du lịch Bình Định cũ sau sáp nhập (Ảnh: Sưu tầm)

Kết hợp du lịch Bình Định cũ với Gia Lai: Biển Quy Nhơn - Kỳ Co - Eo Gió - Biển Hồ - Nhà rông - Núi lửa Chư Đăng Ya.....

Mở rộng du lịch đa trải nghiệm

Nếu như trước kia thì du khách chỉ có thể lựa chọn địa điểm du lịch Bình Định cũ như Eo Gió, Kỳ Co, Chùa Thiên Hưng,..... thì nay tuyến hành trình có thể được nối và kéo dài đến với các điểm du lịch Gia Lai như: Biển Hồ T’Nưng, Chùa Minh Thành, Thác Hang Én (K50),... 

Điều kiện du lịch mở rộng hơn

Điều kiện du lịch mở rộng hơn (Ảnh: Sưu tầm) 

Do đó, các tour du lịch miền Trung sẽ có thể tăng lên từ 3-4 ngày lên thành 5-6 ngày và cho du khách nhiều lựa chọn hơn nghỉ dưỡng biển -  khám phá rừng - trải nghiệm văn hóa bản địa.

Phát triển cơ sở hạ tầng và kết hợp du lịch liên vùng 

Việc sáp nhập tình cũng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lữ hành có thể xây dựng các tour liên vùng trong 1 tỉnh. Bên cạnh đó thì các nhà đầu tư cũng có thể khai thác và mở rộng các chuỗi khách sạn, nhà hàng, resort ven biển Quy Nhơn và các điểm đến tại An Khê, Pleiku,.... 

Kết hợp du lịch liên vùng

Kết hợp du lịch liên vùng (Ảnh: Sưu tầm) 

Chưa hết, việc kết hợp giữa Bình Định (du lịch biển, di sản) và Gia Lai (du lịch núi, văn hóa Tây Nguyên) có thể tạo nên mô hình phát triển du lịch “hai vùng – một điểm đến” lý tưởng. Phát triển các tour biển - rừng - văn hóa. 

>>> Tham khảo thêm bài viết liên quan: Ẩm thực Bình Định cũ - Nơi đặc sản níu chân du khách 

Du lịch Bình Định cũ - Vẫn giữ nguyên 

Địa điểm du lịch Bình Định cũ vẫn là “điểm nhấn vàng”

Du lịch Bình Định cũ vẫn là “điểm nhấn vàng” với các điểm du lịch nên tuổi và thu hút rất nhiều du khách ghé thăm hàng năm. 

Nhiều điểm du lịch Bình Định cũ là “điểm nhấn vàng”

Nhiều điểm du lịch Bình Định cũ là “điểm nhấn vàng” (Ảnh: Sưu tầm) 

Các điểm du lịch Bình Định cũ sau sáp nhập mà bạn không thể bỏ qua như: 

  • Kỳ Co: Thiên đường biển với nước xanh ngọc bích, bãi cát trắng mịn, nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, yên bình.

  • Eo Gió: Nổi bật với những vách đá uốn lượn ôm trọn eo biển trong xanh, là điểm check-in lý tưởng. 

  • Hòn Khô: Hòn đảo nhỏ gần bờ nổi tiếng với cầu gỗ sống ảo, lặn ngắm san hô, chèo SUP và hải sản tươi ngon ngay tại làng chài.

  • Tháp Đôi: cụm tháp Chăm có kiến trúc độc đáo với họa tiết tinh xảo- biểu tượng văn hóa lịch sử lâu đời của thành phố Quy Nhơn. 

  • Bảo tàng Quang Trung (Tây Sơn): Nơi lưu giữ hiện vật, tư liệu về anh hùng Quang Trung và phong trào Tây Sơn. Có thể xem biểu diễn trống trận và võ cổ truyền đặc sắc.

  • Làng chài Nhơn Lý: Làng chài ven biển giữ được nét mộc mạc, nơi bạn có thể trải nghiệm cuộc sống ngư dân, ăn hải sản tươi sống, check-in xinh lung linh. 

  • Chùa Ông Núi (Linh Phong Thiền Tự): Nơi có tượng Phật Thích Ca lớn nhất Đông Nam Á, view nhìn ra biển tuyệt đẹp, không khí trong lành.

Ẩm thực địa phương đặc sắc 

Một điều nữa chắc chắn không thể thay đổi sau khi du lịch Bình Định cũ sau sáp nhập chính là ẩm thực địa phương - một nét văn hóa không thể hòa trộn của người dân xứ Nẫu. Mỗi một món ăn nơi đây không chỉ ngon miệng mà còn đậm đà bản sắc riêng khó tìm thấy ở nơi khác. 

Ẩm thực Bình Định làm nên hương vị khó quên

Ẩm thực Bình Định làm nên hương vị khó quên (Ảnh: Sưu tầm) 

Nem chợ Huyện, bánh hỏi Diêu Trì, bún chả cá Quy Nhơn, tré Bình Định, bún tôm Châu Trúc,... những đặc sản này vẫn giữ hồn ẩm thực của Bình Định. 

Mặc dù sáp nhập tỉnh nhưng du lịch Bình Định cũ vẫn mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm, những điểm du lịch thú vị và các món ăn hấp dẫn,...Đến ngay với vùng đất xứ Nẫu này để trải nghiệm và khám phá, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn một hành trình đáng nhớ đấy. 

Đi cùng Đất Việt Tour với hành trình tour miền trung trọn gói, chi phí ưu đãi, phương tiện vận chuyển, lưu trú, ăn uống và HDV đồng hành,... Gọi đến tổng đài 1800 6700 (miễn phí) để được tư vấn và đặt tour ngay. 

Đất Việt Tour

Tham khảo ngay tour miền trung, giá tốt - lịch khởi hành linh hoạt: 

Bình luận bài viết này
Tìm đường